Xây dựng lực lượng nòng cốt của phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy cơ sở

Xây dựng cá nhân và các tổ chức quần chúng nòng cốt phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tổ chức vận động quần chúng. Lực lượng quần chúng nòng cốt phòng cháy và chữa cháy vừa là hạt nhân lãnh đạo phong trào, vừa là cầu nối giữa lực lượng công an với nhân dân, là người đi đầu, trực tiếp tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy. Đó chính là lực lượng dân phòng ở khu dân cư, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở ở các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp… Do vậy, việc lựa chọn, tổ chức xây dựng, bồi dưỡng, hướng dẫn lực lượng này hoạt động có hiệu quả là một nội dung quan trọng không thể thiếu.

Cơ sở pháp lý quy định việc tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại chỗ

Sau khi tiến hành công tác điều tra cơ bản nắm tình hình ờ cơ sở, căn cứ vào tình hình thực tế để tiến hành tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ cần căn cứ vào các quy định của Nhà nước; cụ thể là Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10; Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ: “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC” và Thông tư số: 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an: “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”.

Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại chỗ

Đội dân phòng (Lực lượng dân phòng) là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động PCCC, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú (Khoản 3, Điều 5 Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10).

Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở (Lực lượng PCCC cơ sở) là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách (Khoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10).

Lực lượng tại chỗ chính là người dân trong các khu dân cư, người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, vì vậy lực lượng dân phòng và phòng cháy và chữa cháy cơ sở còn được gọi là lực lượng tại chỗ.

Đối tượng phải thành lập đội dân phòng và phòng cháy chữa cháy cơ sở

  • Đối tượng phải thành lập đội dân phòng:
  • Thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đấy viết gọn là thôn).
  • Trưởng thôn có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn.
  • Đối với thôn có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng.
  • Chù tịch Uỷ ban nhân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, đảm bảo kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện đê duy trì hoạt động của đội dân phòng.
  • Đối tượng phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở:
  • Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
  • Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
  • Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức thành lập hoặc đề xuất thành lập phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện được duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

Mô hình tổ chức, biên chế

  • Đội dân phòng
  • Đội đân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người Trong đó: 01 đội trưởng và 01 đội phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội đân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tố dân phòng từ 05 đến 10 người, trong đỏ có 01 tổ trưởng va 01 tổ phó.
  • Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú.
  • Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
  • Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng và trực tiếp chi đạo hoạt động của đội dân phòng.
  • Đội PCCC cơ sở
  • Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cà những người làm việc tại cơ sở đó lả thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Do người lãnh đạo cơ sở; chỉ huy phương tiện giao thông cơ giới đó chỉ huy, chỉ đạo.
  • Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
  • Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
  • Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
  • Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc cỏ 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm tổ trưởng.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp, quản lý cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trường, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
  • Cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở phải là những người thường xuyên làm việc tại cơ sở hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới đó.
  • Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ

Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức quần chúng nòng cốt có chức năng tổ chức, vận động, tổ chức, hướng dẫn quần chúng trong địa bàn thực hiện nghĩa vụ phòng cháy và chữa cháy. Từ chức năng trên, lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại điều 45, Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 như sau:

  • Đề xuất việc ban hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC;
  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
  • Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
  • Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn này, ta có thể hiểu nhiệm vụ của đội dân phòng được phân thành ba nhiệm vụ chính như sau: Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục mọi người làm công tác PCCC. Nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc người dân thực hiện các quy định về an toàn PCCC và Nhiệm vụ sẵn sàng chữa cháy.

  • Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ

Các đội phòng cháy và chữa cháy tại chỗ là một tổ chức quần chúng được thành lập trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong các đơn vị sản xuất, công tác, học tập, dịch vụ và các khu dân cư. Do cấp ủy Đảng trực tiếp lãnh đạo, chính quyền tổ chức quản lý để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

Cũng như các tổ chức quần chúng khác, Lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ muốn thực hiện được mục đích nhiệm vụ của mình thì nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng, mà cụ thể là cấp ủy Đảng cơ sở. Sự lãnh đạo của Đảng là nguồn cổ vũ, động viên đông đảo quần chúng tham gia hoạt động trong lực lượng phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Sự lãnh đạo của Đảng là việc đề ra chủ trương, phương hướng và tổ chức; động viên các hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy; là đầu tầu gương mẫu của từng Đảng viên; là sự kiểm tra, nhắc nhở, động viên kịp thời lực lượng phòng cháy và chữa cháy này.

nhắc nhở, động viên kịp thời lực lượng phòng cháy và chữa cháy này.

Nhắc nhở, động viên kịp thời lực lượng phòng cháy và chữa cháy này

Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và dân phòng được tổ chức theo đơn vị sản xuất, công tác, học tập, sinh hoạt như: phân xưởng, ca, kíp, đội sản xuất, lớp học, tổ dân phố… do mỗi phường, xã, thị trấn, cơ quan, tổ chức.Tuỳ theo tình hình cụ thể mà thành lập một hay nhiều đội phòng cháy và chữa cháy tại chỗ.

Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong các cơ quan, tổ chức, công ty, trường học, có nhiệm vụ giữ gìn bảo đảm an toàn cháy và sẵn sàng chữa cháy, dập tắt các đám cháy xuất hiện ở cơ sở mình. Do đó, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình sản xuất, công tác, học tập ở từng cơ sở mà có thể thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo phân xưởng, ca, kíp làm việc, phòng, ban, lớp học… Nếu đơn vị ít người, không đủ để thành lập được một đội, do có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao (ví dụ: kho tàng) có thể thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở liên khu vực ở gần nhau.

Đội dân phòng thành lập ờ các xóm, làng, bản, ấp, thôn, cụm dân cư, tổ dân phố hoặc theo đội sản xuất, hợp tác xã thủ công nghiệp… có nhiệm vụ giữ gìn đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy ở khu vực mình sinh sống. Lực lượng tham gia các đội phòng cháy và chữa cháy này là những người thường ăn, ở và sinh hoạt tại đây mà cụ thể là nhân dân, cán bộ công nhân viên.

Ngoài các đội phòng cháy và chữa cháy trong các cơ quan, đơn vị, trong các trường phổ trong trung học sẽ thành lập “Câu lạc bộ chiến sĩ phòng cháy và chữa cháy tuổi trẻ”. Thành phần là các em thiếu niên đang học tập ở trường, có nhiệm vụ tham gia vào công việc phòng cháy và chữa cháy ờ nhà trường, gia đình và khu phố.

Như vây việc tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ có thể tổ chức ở khu dân cư, trong các câu lạc bộ thiếu niên, tố chức theo hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân tập thể. Các lực lượng này sẽ hỗ trợ tích cực trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân phòng cháy và chữa cháy tốt.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114