NHỮNG YÊU CẦU CẦN CHUẨN BỊ HỒ SƠ NỘP CẢNH SÁT PCCC

Theo Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng.

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

DANH MỤC HỒ SƠ

  • Nộp hồ sơ xin ý kiến PCCC về TKCS
  • Nộp hồ sơ xin thẩm duyệt PCCC
  • Nộp hồ sơ xin kiểm định 1 lô hàng PCCC
  • Nộp hồ sơ mời nghiệm thu công trình với cảnh sát PCCC

NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Bộ hồ sơ xin ý kiến PCCC về thiết kế cơ sở của dự án theo quy định tại Khoản 4 điều 13, Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

1.1 – Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy ủy quyền của chủ đầu tư cho nhà thầu
  • Giấy giới thiệu của nhà thầu
  • Công văn đề nghị xin ý kiến PCCC/TKCS của chủ đầu tư
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án của chủ đầu tư (đối với dự án nhà nước) hoặc hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án tư nhân)
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt, bản vẽ thẩm duyệt, thuyết minh thẩm duyệt PCCC giai đoạn trước (đối với công trình thẩm duyệt bổ sung) 1 bộ
  • Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình
  • Bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện, nước, sét …(1 bộ)
  • Thuyết minh kiến trúc (1 bộ)
  • Bản vẽ hệ thống PCCC (1 bộ)
  • Thuyết minh hệ thống PCCC (1 bộ)
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

1.2 – Thời điểm thực hiện

  • Sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công. Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế cơ sở và gửi Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Sau khi lập kế hoạch, lập hồ sơ cho dự án và có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng nguồn vốn khác.

2. Bộ hồ sơ xin thẩm duyệt PCCC/ TKTC và thời điểm thực hiện

2.1 – Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy ủy quyền của chủ đầu tư cho nhà thầu
  • Giấy giới thiệu của nhà thầu
  • Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án của chủ đầu tư (đối với dự án nhà nước) hoặc hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án tư nhân)
  • Góp ý về PCCC đối với phương án TKCS (nếu có)
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt, bản vẽ thẩm duyệt, thuyết minh thẩm duyệt PCCC giai đoạn trước (đối với công trình thẩm duyệt bổ sung) 1 bộ
  • Dự toán xây dựng công trình;
  • Bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện, nước, sét ..(2 bộ)
  • Thuyết minh kiến trúc (2 bộ)
  • Bản vẽ hệ thống PCCC (2 bộ)
  • Thuyết minh thiết kế hệ thống PCCC (2 bộ)

2.2 – Thời điểm thực hiện

  • Sau khi lập kế hoạch, lập hồ sơ cho dự án và có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, văn bản góp ý TKCS về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có) đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công.
  • Sau khi lập kế hoạch, lập hồ sơ cho dự án và có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác.

3 – Bộ hồ sơ kiểm định 1 lô hàng PCCC theo quy định tại Điều 38, Nghị định 136/2020/NĐ-CP

3.1 – Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Trường hợp đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy đề nghị cơ quan Công an trực tiếp kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26); Giấy chứng nhận xuất xứ, xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định.
  • Trường hợp phương tiện phòng cháy và chữa cháy do cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm định và đề nghị cơ quan Công an cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC27); Giấy chứng nhận xuất xứ, xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đã được kiểm định; Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
  • Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.

3.2 – Thời điểm thực hiện

  • Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là hoạt động theo quy trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công an.
  • Phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định.

4 – Bộ hồ sơ nghiệm thu về PCCC với cơ quan cảnh sát theo quy định tại Điều 15, Nghị định 136/2020/NĐ-CP

4.1 – Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
  • Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
  • Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

4.2 – Thời điểm thực hiện

  • Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

Dịch vụ hỗ trợ thủ tục về PCCC cho chủ đầu tư

Công ty cổ phần phòng cháy chữa cháy Thăng Long với đầy đủ kinh nghiệm và năng lực về PCCC hỗ trợ khách hàng các dịch vụ trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc:

  • Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp (tư vấn, khảo sát, giải pháp tối ưu nhất cho chủ đầu tư về PCCC, thiết kế hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn PCCC).
  • Hỗ trợ dịch vụ Chuẩn bị bộ hồ sơ thẩm duyệt thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy nhanh chóng.
  • Cung cấp các thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy chính hãng, có kiểm định, bảo hành 24 tháng (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, bình chữa cháy, tổ hợp chuông đèn nút ấn, tủ trung tâm báo cháy, và các thiết bị vật tư khác …).
  • Thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Bàn giao công trình và hỗ trợ nghiệm thu công trình với cơ quan cảnh sát PCCC.

Công ty Cổ phần phòng cháy chữa cháy Thăng Long.

“Cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt, hàng hoá chất lượng cao và giải pháp thích hợp nhất”

Thăng Long là công ty cung cấp và lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy có trụ sở tại Hà Nội.  Với bề dày gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực PCCC, chúng tôi luôn là nhà thầu đáng tin cậy cho các dự án lớn nhỏ trên toàn quốc.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114