Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở

Các khái niệm cơ bản phòng cháy chữa cháy cơ sở

Khái niệm cơ sở

Theo quy định tại Điều 3 Luật phòng cháy và chữa cháy thì cơ sở được hiểu như sau:

Khái niệm cơ sở: Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do chính phủ quy định. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng cháy chữa cháy: Được coi là một cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy phải có đủ 3 điều kiện sau:

Một là, cơ sở được bố trí trên một diện tích nhất định.

Hai là, cơ sở phải có người quản lý và hoạt động.

Ba là, có phương án phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn cứu hộ độc lập.

Tập huấn phòng cháy chữa cháy cơ sở

Theo đó, khái niệm cơ sở không đồng nhất với khái niệm cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi trách nhiệm của mình phải đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy cho các cơ sở thuộc quyền quản lý.

Một số khái niệm khác

Theo quy định của Luật phòng cháy và cháy chữa cháy, lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy toàn dân. Tại Điều 43 Luật phòng cháy và cháy chữa cháy, lực lượng phòng cháy và cháy chữa cháy bao gồm:

+ Lực lượng dân phòng

+ Lực lượng phòng cháy cháy chữa cháy cơ sở

+ Lực lượng phòng cháy cháy chữa cháy chuyên ngành

+ Lực lượng Cảnh sát phòng cháy cháy chữa cháy

Lực lượng dân phòng là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy cháy chữa cháy, giữ gìn an ninh, trật tự ở nơi cư trú. Tổ chức lực lượng dân phòng gồm các đội dân phòng được thành lập tại các thôn, ấp, bản, tổ dân phố.

Lực lượng phòng cháy cháy chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc. Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở bao gồm cáu Đội phòng cháy cháy chữa cháy cơ sở được thành lập tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, kho tàng, v.v…

Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở

Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành là tổ chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy có nghiệp vụ chuyên môn sâu phù hợp với yêu cầu PCCC của ngành mình, như: cảng biển, cảng hàng không, khai thác dầu khí, phòng cháy chữa cháy rừng. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của lực lượng này hiện chưa có quy định cụ thể.

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an quản lý chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.

Ngoài các lực lượng trên, còn có người tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy.Người tình nguyện này được bổ sung vào lực lượng dân phòng hoặc lực lượng  phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy.

Xem thêm: Công tác phòng cháy tại cơ sở

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114