Tiêu chuẩn Châu Âu EN-3 cho bình chữa cháy xách tay

EN-3 là tiêu chuẩn gì?

Tiêu chuẩn Châu Âu EN-3 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là tiêu chuẩn duy nhất được ban hành cho toàn Khối liên minh Châu Âu quy định về bình chữa cháy xách tay.  Văn kiện này thay thế cho tiêu chuẩn cũ của Anh là BS 5423 trước đây được sử dụng phổ biến.

Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu (Comité Européen de Normalisation) là một tổ chức hành chính công có nhiệm vụ nâng cao sức mạnh của nền kinh tế Liên minh Châu Âu bằng việc xây dựng và công bố các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật.  Đồng thời phát triển, sửa chữa và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn đó ra thế giới.  Năm 1961 tổ chức này được thành lập.  34 quốc gia thành viên đã hợp sức xây dựng bộ tiêu chuẩn EN cho gần như tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế.  Từ đó mong muốn từng bước tạo lập vị thế của hàng hóa sản xuất tại Châu Âu trên thị trường thế giới.

Hiện nay EN-3 là tiêu chuẩn được áp dụng để sản xuất và đánh giá quy cách của bình chữa cháy xách tay.  Một số quy định đáng chú ý trong tiêu chuẩn này là:

  • Ít nhất 90% diện tích bề mặt thân bình phải được sơn màu đỏ.
  • Cho phép thể hiện chất chữa cháy chứa trong bình bằng các ký hiệu màu sắc trên vỏ bình.
  • Các ký hiệu trên bình phải tuân theo quy chuẩn
  • Các ký tự A, B, C, D, F trên bình thể hiện loại đám cháy phù hợp để có thể sử dụng bình chữa cháy.
  • Quy định độ dày tối thiểu của thân bình.
  • Nhiệt độ hoạt động của một số loại bình được nâng cao.
  • Yêu cầu thời gian xả của một số loại bình cao hơn trước.

Bình chữa cháy bột ABC 8kg FSB-8L Firestar

Phân loại đám cháy theo tiêu chuẩn Châu Âu

Khả năng chữa cháy đối với các loại đám cháy khác nhau được yêu cầu ghi rõ trên thân bình.

  • Đám cháy loại A:  Đám cháy chất rắn hữu cơ như gỗ, giấy …
  • Đám cháy loại B: Bao gồm các chất lỏng dễ cháy
  • Đám cháy loại C: có mặt các chất khí dễ cháy trong đám cháy
  • Đám cháy loại D: có mặt sự cháy kim loại
  • Đám cháy loại F: liên quan đến dầu, mỡ, chất béo trong nấu ăn.

Trước đây Tiêu chuẩn Châu Âu có quy định đám cháy loại E là đám cháy liên quan đến điện.  Tuy nhiên kể từ năm 1997 không còn phân loại này nữa.  Điều này dựa trên lập luận rằng khi xảy ra cháy và điện bị ngắt, đám cháy loại E này chuyển thành một trong 5 loại đám cháy còn lại.  Trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878:2009 vẫn có phân loại đám cháy E.  Tuy nhiên việc phân loại này đã bị thay thế và loại bỏ trong tiêu chuẩn TCVN 7026 ban hành năm 2013.

Cuộn vòi cứu hỏa chữa cháy

Những việc cần làm đối với Bình chữa cháy xách tay

  • Đảm bảo rằng tất cả bình mới đươc trang bị đều tuân theo tiêu chuẩn EN-3
  • Đảm bảo rằng tất cả những người sinh hoạt và làm việc trong cơ sở đều hiểu rõ các ký hiệu bằng chữ và màu sắc trên thân bình.
  • Tổ chức huấn luyện, thực tập việc sử dụng bình chữa cháy xách tay
  • Không được để các bình chữa cháy cũ và mới ở cùng một vị trí.
  • Các bình cần phải được thường xuyên kiểm tra chất lượng.  Công việc này cần phải do một người có đủ kỹ năng được đào tạo để kiểm tra, đánh giá tình trạng và khả năng hoạt động của bình chữa cháy.  Đồng thời, người đó phải có đủ kiến thức và dụng cụ để bảo trì các bình chữa cháy luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt.

Các tiêu chuẩn Việt Nam tương đương EN-3

  • TCVN 7026:2013 Quy định về tính năng và cấu tạo của bình chữa cháy.  Hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 7165:2009 và tiêu chuẩn EN3- phần 1.
  • TCVN 4878 Phân loại đám cháy.  Tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 3941. Tương đương với tiêu chuẩn EN3-phần 1 và phần 2
  • TCVN 6100 Quy định về chất chữa cháy Các bon đi ô xit (CO2) – Tương đương tiêu chuẩn ISO 5923.  Tương đương với tiêu chuẩn EN3 – chương 9.
  • TCVN 6102 Quy định về chất chữa cháy bột – Tương đương tiêu chuẩn ISO 7202 và bộ tiêu chuẩn EN-3.
  • TCVN 7828 Quy định về chất chữa cháy bọt foam – Tương đương tiêu chuẩn ISO 7203 và bộ tiêu chuẩn EN-3.

Tham khảo thêm về các TCVN cho PCCC và công trình xây dựng tại đây.

https://sieuthiphongchay.vn/tieu-chuan-pccc-va-quy-chuan-viet-nam-doi-voi-thong-pccc-cho-cong-trinh/

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114