Thực tập phương án chữa cháy, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy

Xem bài trước: Công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở

Công tác xây dựng phương án chữa cháy

Khái niệm

   Phương án chữa cháy là tài liệu nghiệp vụ dùng cho chỉ huy trong công tác chuẩn bị và quá trình dập tắt đám cháy, xử lý các tình huống tai nạn, sự cố.

   Phương án chữa cháy giúp cho chỉ huy định hướng việc đánh giá tình hình diễn biến của đám cháy, các tai nạn, sự cố và xác định hướng quyết định các hoạt động cứu chữa vụ cháy cũng như công tác tổ chức các hoạt động của lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và các lực lượng khác tham gia vào quá trình cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy.

Thực tập phương án chữa cháy tại một trường học

   Việc xây dựng, thực tập phương án chữa cháy là hoạt động mang tính nguyên tắc trong hoạt động phòng cháy chữa cháy. Điều 31 Luật phòng cháy và chữa cháy đã quy định trách nhiệm xây dựng và thực tập phương án chữa cháy. Theo đó phương án chữa cháy của cơ sở theo Mẫu PC11 Phụ lục của Thông tư số 66/2014/TT-BCA.

Yêu cầu cơ bản của phương án chữa cháy

    – Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ, các tai nạn, sự cố có thể xảy ra tại cơ sở và các điều kiện liên quán đến hoạt động chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi có cháy xảy ra.

   – Đề ra tình huống phức tạp nhất và một số tình huống đặc trưng có thể xảy ra tại cơ sở.

   – Đề ra kế hoạch sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và các công việc phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phù hợp với từng giai đoạn của các tình huống xảy ra.

   – Đề ra kế hoạch phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và các lực lượng khác trong việc xử lý các tình huống cháy nổ và sự cố xảy ra tại cơ sở.

Các bước để tiến hành xây dựng phương án

   – Đề xuất với lãnh đạo ( có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ): Nêu mục đích yêu cầu và sự cần thiết lập phương án tại cơ sở.

   – Khảo sát: Nghiên cứu thực địa, kết hợp với khai thác thông tin qua hồ sơ lưu trữ, chuẩn bị các số liệu cần thiết để xây dựng phương án.

   – Lập phương án: Căn cứ vào các số liệu thu thập, tiến hành viết thuyết minh phương án, điền vào các cột, các mục theo mẫu quy định chung của BCA ban hành.

   – Kiểm tra phương án: Phương án chữa cháy sau khi được lập xong cần phải kiểm tra kỹ từng nội dung trước khi chuẩn bị thông qua lãnh đạo cơ sở.

   – Bảo vệ phương án:

   + Phương án sau khi được lập cần được bảo vệ nội bộ và tổ chức hội thảo tại cơ sở.

   + Cán bộ trực tiếp lập phương án trình bày toàn bộ nội dung cơ bản của phương án. Giải đáp các thắc mắc nảy sinh khi hội thảo, có kế hoạch bổ sung những ý kiến đúng, hợp lý vào phương án.

   – Duyệt phương án: Phương án sau khi được lập cần phải trình lãnh đạo cơ sở phê duyệt theo thẩm quyền phê duyệt phương án. Phương án chỉ có hiệu lực thực hiện khi đã được phê duyệt theo quy định và được lưu hành nội bộ.

Thẩm quyền phê duyệt phương án

   Thẩm quyền phê duyệt phương án được quy định tại Điều 12 Thông tư số 66/2014/TT-BCA.

   Tại khoản điểm a Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ sở cụ thể:

   Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở không phụ thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.

Công tác thực tập phương án chữa cháy

   Thực tập phương án chữa cháy được quy định tại Khoản 4a Điều 12 Thông tư 66/2014/TT-BCA cụ thể:

   – Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập định kỳ, số lần thực tập do người có thẩm quyền xây dựng phương án chữa cháy quyết định nhưng không ít hơn một lần/năm; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống khác nhau, nhưng phải đảm bảo tất cả các tình huống trong phương án đều được thực tập.

Thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau

   Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một hình thức huấn luyện toàn diện ở mức độ cao nhất, tổng hợp các động tác cơ bản, kỹ thuật cá nhân, đội hình phối hợp, trình độ chiến thuật, khả năng chỉ huy điều hành mọi hoạt động chiến đấu của cán bộ đội viên trong một tình huống cụ thể của tai nạn, sự cố.

   – Công tác chuẩn bị thực tập phương án:

   + Lựa chọn tình huống để diễn tập.

   + Thống nhất thời gian và kế hoạch triển khai thực hiện.

   + Tổ chức cho CBCNV tại cơ sở học tập phương án trên sơ đồ phương án.

   + Phân công trách nhiệm cụ thể cho những người tham gia thực tập.

   – Tiến hành thực tập:

   Giả định tình huống xảy ra theo như dư định trong phương án đã xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ như đã nêu trong phương án và thực hiện các biện pháp an toàn trong khi thực tập.

   – Tổ chức rút kinh nghiệm thực tập phương án:

   Tổ chức rút kinh nghiệm thực tập phương án là việc làm cần thiết và rất bổ ích. Rút kinh nghiệm có thể tiến hành ngay sau khi kết thúc buổi thực tập. Việc rút kinh nghiệm thực tập phương án nhằm mục đích:

   + Đánh giá phân tích việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của các bộ phận; vai trò của chỉ huy; các mũi tấn công, sự phối hợp giữa các cá nhân tham gia thực tập phương án…

   + Nhận xét tổng quan kết quả buổi diễn tập về ưu điểm và những tồn tại cần sửa chữa khắc phục, rút kinh nghiệm cho các buổi diễn tập tiếp theo và kinh nghiệm chuẩn bị giải quyết tình huống nếu xảy ra cháy, tai nạn, sự cố tại cơ sở.

Trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

   Phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hoá chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản. Phương tiện phòng cháy chữa cháy có vị trí rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Chính vì vậy việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhằm quản lý chặt chẽ phương tiện bải đảm phương tiện luôn hoạt động tốt, phục vụ sẵn sàng chữa cháy và chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

   Theo quy định tại Điều 50 Luật phòng cháy chữa cháy:

   – Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở, các loại rừng, phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý của mình.

   Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới ngoài quốc danh phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

   – Hộ gia đình phải chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để phòng cháy, chữa cháy.

   Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 13, Quyết định 44/2012/QĐ-TTg có quy định:

   Phương  tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở do cơ quan, tổ chức tự trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ tại cơ quan, đơn vị mình.

   Như vậy, đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở tuỳ theo tính chất kinh doanh cũng phải tham mưu báo cáo đề nghị đơn vị quản lý trang bị phương tiện cứu nạn cứu hộ phù hợp. Riêng các cơ sở kinh doanh cá thể sẽ tự trang bị phương tiện theo quy định của pháp luật.

Quản lý sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

   Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 79/2014/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 65/2013/TT-BCA về quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy cụ thể:

   – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:

   + Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị.

   + Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

   + Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp.

   + Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

Thực tập quản lý sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

   – Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được uỷ quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào các mục đích nêu trên.

   – Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm b,c và d Khoản 1 Điều này.

   – Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm c,d Khoản 1 Điều này.

Xem bài sau:

CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

 

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114