Hệ thống báo cháy và chữa cháy – Mẫu thiết kế và thuyết minh

Bản vẽ thiết kế mẫu và thuyết minh thiết kế – Hệ báo cháy Hochiki thông thường

 

Thiết kế phòng cháy chữa cháy mẫu cho Trường tiểu học Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội. Bản vẽ AutoCAD có thể download ở cuối trang.

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

– Dự án : Dự án xây dựng trường tiểu học Thanh Trì;

– Địa điểm: Phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;

– Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân Quận Hoàng Mai;

– Đại diện CĐT: Ban QLDA đầu tư xây dựng Quận Hoàng Mai;

– Quy mô : Dự án gồm các khối nhà chính liên kết với nhau:

+ Khối nhà 1,3,4: Khối lớp học

+ Khối nhà 2: Nhà hiệu bộ

+ Nhà đa năng

+ Kèm theo các hạng mục phụ trợ: Nhà bảo vệ, khu để xe, sân chơi,…

 

II .  CÁC CĂN CỨ LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ PCCC

1. Căn cứ hồ sơ thiết kế kiến trúc của công trình

+ Luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2001, có hiệu lực từ ngày 04/10/2001

+ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC

+ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP

2. Căn cứ hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy cho công trình

+ TCVN 6379 – 1998,  (Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy Yêu cầu kỹ thuật);

+ TCVN 6102 – 1996, Phòng cháy, chữa cháy Chất chữa cháy – bột);

+ TCVN 3890:2009, Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;

+ TCVN 4778:1989, Phân loại cháy;

+ TCVN 2622:1995, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;

+ TCVN 5760:1993,  Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;

+ TCVN 5738:2001,  Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật;

+ TCVN 4513:1988, Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế;

3. Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

+ TCVN 5687:2010, Thông gió điều hòa không khí  – Tiêu chuẩn thiết kế;

+ QCXD 06:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

+ QCVN 08:2009/BXD, Quy chuÈn kü thuËt quèc gia c«ng tr×nh ngÇm ®« thÞ;

+ TCVN 4086: 1985, An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung;

+ TCVN 4756: 1989, Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện;

Ngoài ra các thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và công tác lắp đặt chúng vào công trình còn phải tuân thủ các yêu cầu trong những tiêu chuẩn trích dẫn dưới đây:

+ TCVN 4086 : 1985, An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung;

+ TCXDVN 9385: 2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

+ Tham khảo toàn văn các tiêu chuẩn TCVN nói trên tại đây.

 

III .  GIẢI PHÁP THIẾT KẾ PCCC CHO CÔNG TRÌNH

3.1. THIẾT KẾ PCCC CHO CÔNG TRÌNH

Hệ thống PCCC được trang bị cho các hạng mục trong công trình bao gồm:

STT Tên hạng mục Hệ thống
báo cháy
Đèn sự cố
– Exit
Bình chữa
cháy
Chữa cháy
VT
Chữa cháy ngoài nhà
1 Tiểu học Thanh Trì

Hệ thống báo cháy, chữa cháy và chiếu sáng sự cố  – chỉ dẫn thoát nạn được thiết kế căn cứ theo tính chất sử dụng, nguy hiểm cháy nổ của công trình hệ thống PCCC cho công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Yêu cầu về phòng cháy

Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát hiện đám cháy nhanh để cứu chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản trong toà nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất.

  • Yêu cầu về chữa cháy

Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải được dập tắt ngay;

– Thiết bị chữa cháy phải là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các đám cháy có thể xảy ra trong công trình;

– Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với công trình và điều kiện nước ta;

– Thiết bị chữa cháy phải là loại chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị khác tại các khu vực chữa cháy thiệt hại thứ cấp;

– Trang thiết bị hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo hoạt động lâu dài, hiện đại;

– Trang thiết bị phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng như các tiêu chuẩn của Việt Nam.

3.1.1. Hệ thống báo cháy tự động

  1. Khái quát về hệ thống báo cháy tự động

Căn cứ mục tiêu bảo vệ, tính chất quan trọng của công trình và tiêu chuẩn TCVN 5738-2001 “Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu thiết kế”, đơn vị TVTK thiết kế hệ thống báo cháy cho công trình là hệ thống báo cháy tự động nhằm phát hiện sự cháy nhanh chóng, chính xác, để thông báo kịp thời khi đám cháy mới phát sinh. Chủng loại thiết bị lựa chọn là hãng báo cháy Hochiki – xuất xứ Mỹ , tiêu chuẩn BS EN54-2, BS EN54-4

Trung tâm báo cháy được đặt tại khu dịch vụ, nơi có người thường trực 24/24h. Trung tâm báo cháy đảm bảo quản lý tất cả các đầu báo cháy tại vị trí có nguy hiểm cháy.

Hệ thống báo cháy Hochiki lựa chọn bao gồm:

  1. Trung tâm báo cháy
  2. Đầu báo khói quang SOC-24VN
  3. đầu báo khói nhiệt thường, đầu báo nhiệt gia tăng
  4. Nút ấn báo cháy
  5. Chuông báo cháy
  6. Đèn báo vị trí
  7. Dây tín hiệu 2x1mm2, 2×1,5mm2
  8.  Nguồn điện.

HOCHIKI medium logo

2. Nhiệm vụ

– Phát hiện ra sự cháy một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời ở các khu vực được bảo vệ, đồng thời phát ra các tín hiệu báo động chỉ thị tương ứng hoặc các tín hiệu điều khiển các thiết bị ngoại vi khác.

  1. Lựa chọn hệ thống báo cháy theo nguyên lý làm việc

– Hệ thống báo cháy tự động khói, sử dụng các đầu báo cháy khói, tự động phát hiện ra sự gia tăng nồng độ khói ở đám cháy..

  1. Yêu cầu kỹ thuật và nguyên lý hoạt động

d.1. Đầu báo cháy khói SOC-24VN

– Loại đầu báo cháy được lắp đặt phải có độ bền và độ nhạy cao, làm việc dựa trên hiệu ứng quang điện có khả năng phát hiện khói đen và trắng.

Thông số kỹ thuật

Tổng chiều cao của đầu báo và đế là 2”.

– Phù hợp với đế 2 dây hoặc 4 dây, đế có tích hợp rơ-le.

– Độ ổn định cao, buồng khói kín sáng.

– Dòng làm việc thấp, 45UA tạo 24VDC.

– Tích hợp 2 đèn LED báo nguồn và báo động.

– Buồng khói đa hướng.

– Khóa an toàn chống tháo cắp đầu báo khói.

– Buồng khói có thể tháo rời để vệ sinh và thay thế.

– Tương thích thay thế đầu báo khói ion SIJ-24.

– Tương thích thay thế các loại đầu báo khói quang đời cũ như SLK/SLR-24 và SIH.

– Hạn chế tối đa báo giả bởi hơi nước.

d.2. Đầu báo cháy nhiệt cố định DFE

Thông số kỹ thuật

– Có thiết kế mỏng, gọn, ngoại hình đẹp đi kèm với mức độ tin cậy cao.

– Không tiêu dòng khi hoạt động.

– Phù hợp với các loại đế NS của Hochiki.

– Điện áp hoạt động 15-30VDC.

– Cảm biến nhiệt độ dạng lưỡng kim.

d.3. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng DSC-EA

Kích thước: 100 x 47mm (đường kính x chiều cao)

Cân nặng (kèm đế): 105g

Màu sắc: Trắng

Nhiệt độ hoat động: -10°C … 50°C

Độ ẩm tối đa: 95%

Điện áp hoạt động: 17-35VDC

Dòng chờ: 35uA

Nhiệt độ gia tăng:

*1˚C / phút, thời gian đáp ứng báo động là 29 – 37.5 phút

*30 ˚C /phút, thời gian đáp ứng báo động là 15s – 90s

Nhiệt độ cố định: 54-62 ˚C

Tiêu chuẩn chống bụi và nước: IP20

 d.4. Trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8

Tủ trung tâm báo cháy thường được đặt tại phòng bảo vệ, nơi có người thường trực 24/24h, nơi có người thường xuyên qua lại, có vị trí thuận tiện quan sát và thao tác. Trung tâm được lắp trên tường khoảng cách từ phần điều khiển của trung tâm đến mặt sàn là 0,8 ÷ 1,8m (chọn 1,2m). Trung tâm tiếp nhận và ra lệnh xử lý tín hiệu từ đầu báo cháy báo về.

Trung tâm báo cháy được thiết kế là một máy vi tính, nó nhận tín hiệu báo cháy từ các đầu báo đưa về, xử lý và đưa ra tín hiệu báo cháy. Trên mặt tủ báo cháy có đầy đủ các đèn chỉ thị báo cháy tương ứng với các vùng được nó kiểm soát. Trung tâm báo cháy có thể cùng một lúc xử lý tín hiệu của nhiều đầu báo cháy ở các vùng khác nhau đưa về… Khi có tín hiệu báo cháy đưa về từ đầu báo cháy của một hay nhiều vùng bảo vệ. Trung tâm báo cháy sẽ phát tín hiệu báo cháy bằng còi và đèn báo cháy hiển thị khu vực có cháy.

Ngoài ra Trung tâm báo cháy này còn có tính năng báo sự cố bằng tín hiệu khác tín hiệu báo cháy. Cụ thể là: khi đầu báo hỏng, đường dây đứt hoặc tủ có sự cố. Trung tâm sẽ báo bằng tín hiệu âm thanh và đèn chỉ thị ngay trên tủ cũng như còi và đèn tại các tầng.

thiết bị báo cháy hochiki

d.5. Nút ấn báo cháy PPEL

Thông số kỹ thuật

Điện áp hoạt động 24 VDC
Dòng chịu tài ở tiếp điểm 0.2 A
Nhiệt độ làm việc -10°C – 50°C
Màu sắc Đỏ

 

PPEL lắp đặt ở độ cao 0,8m đến 1,5m (chọn 1,2 m) ở nơi dễ nhìn thấy, đông người qua lại. Khoảng cách giữa các nút ấn báo cháy không quá 50m. Khi phát hiện đám cháy, người ta có thể ấn nút, khi đó tín hiệu báo cháy sẽ được chuyển về trung tâm. Tín hiệu báo động này được thể bằng còi, đèn báo cháy và âm thanh báo động tại tủ trung tâm và còi, đèn. Còi đèn được lắp đặt ở độ cao 2,2m so với mặt sàn hoàn thiện.

d.6. chuông báo cháy FBB-150l

Điện áp hoạt động 24 VDC
Tần  số của chuông ≥ 90 dB
Nhiệt độ làm việc -10°C – 50°C
Màu sắc Đỏ

 d.7. Đèn báo vị trí TL-14DL

Điện áp hoạt động 24 VDC
Dòng tiêu thụ 19 mA
Nhiệt độ làm việc -10°C – 50°C
Màu sắc Đỏ
Khối lượng 100g

 

3.1.2. Đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn lối thoát nạn (EXIT)

– Các thiết bị đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn dùng trong công trình là loại chống nổ.

– Đèn chỉ dẫn thoát nạn Exit lắp đặt ở độ cao 2,5m. Đèn chỉ dẫn thoát nạn Exit được cấp nguồn AC 220V. Để duy trì đèn Exit luôn luôn sáng có 1 nguồn DC dự phòng tự động chuyển nguồn khi nguồn AC không có. Tuỳ từng vị trí lắp đặt, các đèn Exit phải có mũi tên chỉ hướng thoát nạn.

– Hệ thống chỉ dẫn lối thoát nạn và chiếu sáng sự cố chỉ dẫn cho người thoát ra khỏi công trình nhanh chóng khi có sự cố cháy xảy ra nhằm giảm thương vong về con người. Đèn hoạt động theo nguyên tắc: Khi chưa có sự cố mất điện, đèn hoạt động nhờ nguồn điện cấp từ tủ điện ánh sáng của tầng 220VAC. Ngoài ra các hộp đèn chỉ dẫn thoát nạn (EXIT) đều có nguồn ắc quy dự phòng, tự cung cấp điện cho đường chỉ dẫn khi mất hai nguồn trên trong một thời gian tối thiểu là 2 giờ.

– Đèn chiếu sáng sự cố lắp đặt trên lối thoát nạn: hành lang, cầu thang, chỗ khó di chuyển, chỗ rẽ. Khoảng cách không quá 30m.

– Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu là 10 lux, và cường độ chiếu sáng tại bất kỳ điểm nào trên lối thoát nạn không nhỏ hơn 1 lux.

3.1.3. Hệ thống liên kết

Hệ thống bao gồm: Các linh kiện, dây tín hiệu, cáp tín hiệu, hộp nối dây cùng các bộ phận khác tạo thành tuyến liên kết thống nhất các thiết bị của hệ thống báo cháy.

Dây tín hiệu và dây cấp nguồn 2×1 mm2, 2×1,5 mm2  luồn trong ống PVCD20, chôn chìm trong tường hoặc đi trên trần nhà.

3.1.4. Nguồn điện dự phòng

Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220V của công trình và cấp cho tủ trung tâm qua bộ ổn áp, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện áp 24VDC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy, đơn vị TVTK chọn dùng nguồn Ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc thường trực 24/24h ngay cả khi bị mất điện lưới.

Giá trị dao động của hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy không được vượt quá ±10%. Trường hợp giá trị dao động này vượt quá 10% phải sử dụng ổn áp trước khi cấp cho trung tâm.

Dung lượng ắc quy dự phòng phải đảm bảo ít nhất 12 giờ cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1 giờ khi có cháy.

3.1.5. Phương án thiết kế hệ thống chữa cháy

Để đảm bảo chữa cháy cho công trình và sự thống nhất của Chủ đầu tư chúng tôi thiết kế hệ thống chữa cháy ngoài nhà, chữa cháy vách tường đồng thời bố trí các bình chữa cháy ở những nơi dễ thấy, dễ lấy.

Căn cứ vào các yêu cầu trang bị về PCCC cho từng hạng mục nhà đã xác định tại mục 3.1, chúng tôi đưa ra những yêu cầu và tính toán  như sau:

  1. Bình chữa cháy xách tay

Là phương tiện chữa cháy ban đầu, khi mới phát hiện được đám cháy, người ta dùng bình bột, bình bọt chữa cháy xách tay để phun vào đám cháy ngăn cách đám cháy với ôxy (02) ngoài môi trường xung quanh để dập tắt đám cháy. Các bình MT3, MFZ4, chỉ dập tắt được các đám cháy nhỏ (mới hình thành) do đó nó chỉ được dùng làm phương tiện chữa cháy ban đầu, nếu đám cháy không tắt mà tiếp tục phát triển lớn thì phải đưa ngay hệ thống chủ đạo vào để chữa cháy.

Hệ thống các bình chữa cháy xách tay: Thiết bị chữa cháy ban đầu sử dụng cho công trình gồm hai loại là: Bình chữa cháy bằng khí CO2 và bình cột chữa cháy ABC – MFZL4.

+ Bình khí chữa cháy CO2

CO2 là loại khí không màu, không mùi, không dẫn điện được nén trong bình với áp suất cao (120 at) do vậy CO2 được chuyển từ thể khí sang thể lỏng (hoá lỏng). Khi chữa cháy ta xách bình tới khu vực đang cháy hướng loa phun vào gốc lửa, rút chốt hãm, bóp van mỏ vịt, khí CO2 sẽ thoát ra ngoài chuyển từ thể lỏng sang thể tuyết thánh khí phun vào đám chữa cháy.

Tác dụng chữa cháy của khí CO2 là: Làm giảm nồng độ ôxy trong không khí xuống dưới nồng độ duy trì sự cháy, đồng thời khí CO2 ở dạng tuyết bán khí còn có tác dụng làm lạnh chất cháy.

Sử dụng khí CO2 để chữa cháy các đám cháy thiết bị điện có điện áp dưới 1000V, chất rắn, xăng dầu, các thiết bị điện và điện tử như máy vi tính, máy photocopy v.v

+ Bình bột chữa cháy:

Bột chữa cháy là chất không độc và không dẫn điện, có hiệu quả chữa cháy cao nên được sử dụng rộng rãi để chữa cháy các đám cháy chất rắn, lỏng, khí, thiết bị điện.

Khi phun bột vào đám cháy sẽ có sự hoà trộn cơ học giữa bột với ngọn lửa, khi đó bột chữa cháy sẽ chiếm thể tích của ôxy giảm xuống dưới nồng độ duy trì sự cháy. Mặt khác khi chịu tác dụng của nhiệt độ cao bột sẽ bị nóng chảy vào tạo ra trên bề mặt chất cháy một màng mỏng ngăn không cho ôxy tiếp xúc với chất cháy, đồng thời kìm hãm các điều kiện tác động ảnh hưởng đến sự cháy để dập tắt đám cháy. Tuy nhiên bột chữa cháy có tính chất ăn mòn cao chính vì thế không nên dùng bột để chữa cháy các thiết bị điện tử, máy vi tính có độ chính xác cao.

Lắp đặt các Nội quy, tiêu lệnh PCCC ở tại các vị trí thích hợp và nơi đặt bình chữa cháy để mọi người chấp hành các yêu cầu quy định an toàn PCCC và biết cách xử lý tình huống khi có cháy xảy ra.

Thông số kỹ thuật chính của bình bột chữa cháy:

  • Chất chữa cháy : bột ABC
  • Dung tích : 4kg
  • Vật liệu chế tạo vỏ bình : bằng thép
  • Nhiệt độ môi trường : – 20OC -:- +55OC

Thông số kỹ thuật chính của bình khí CO2 chữa cháy:

  • Chất chữa cháy : khí CO2
  • Dung tích : 3kg
  • Vật liệu chế tạo vỏ bình : bằng thép
  • Nhiệt độ môi trường : -20OC -:- +55OC
  1. Hệ thống chữa cháy bằng nước

Căn cứ  TCVN 2622-1995 “ Tiêu chuẩn Việt Nam – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình , yêu cầu thiết kế.

Căn cứ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- trang bị bố trí, kiểm tra bảo dưỡng.

Hệ thống chữa cháy bằng nước gồm hệ thống chữa cháy ngoài nhà và hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.

a.1. Họng nước chữa cháy vách tường

Căn cứ TCVN 2622:1995, TCVN 4315:1988, để bố trí họng nước chữa cháy vách tường cho công trình.

Các họng nước chữa cháy vách tường bao gồm: Đường ống vào, van chặn chữa cháy chuyên dụng cho mỗi họng nước chữa cháy vách tường. Họng nước được bố trí ở những vị trí dễ thấy, thuận tiện sử dụng khi có cháy xảy ra. Tâm họng nước bố trí cao 1,25m so với mặt sàn.

Các hộp chữa cháy vách tường có thành hộp được làm bằng tôn không gỉ và phủ 2 lớp sơn đỏ tĩnh điện, mặt trước hộp được làm bằng kính đảm bảo mỹ quan và phù hợp với kiến trúc công trình. Khi có cháy mở hộp để lấy phương tiện dập tắt đám cháy. Mỗi hộp họng nước chữa cháy vách tường có 02 van khóa, 02 cuộn vòi mềm dài 20m, f = 50mm có đủ đầu nối và 02 lăng phun đường kính d=13mm.

* Lưu lượng chữa cháy cho hệ thống chữa cháy họng nước vách tường:

Theo bảng 14, TCVN 2622:1995, họng nước vách tường cần bố trí sao cho tại bất kỳ điểm nào các các hạng mục nhà cũng có 2 vòi phun tới. Lưu lượng mỗi vòi là 2,5 l/s.

Lưu lượng máy bơm cần thiết cho hệ thống họng nước vách tường là:

Q = 2 x 2,5 = 5 l/s = 18 m3/h

Thể tích nước phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ cho hệ thống chữa cháy họng nước vách tường: VVT = 18 x 3 = 54 m3.

a.2. Hệ thống chữa cháy ngoài nhà

Căn cứ vào bảng 13 TCVN 2622:1995, với khối tích công trình khoảng ~39.000 m3 , đơn vị TVTK xác định được lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà phục vụ cho công trình là Q = 20 (l/s )

Vậy lưu lượng cần thiết của bơm chữa cháy là : 5+20 = 25 (l/s).

3.1.5. Trạm bơm cấp nước chữa cháy

Để cấp nước cho hệ thống chữa cháy ngoài nhà và hệ thống chữa cháy vách tường làm việc ta sử dụng trạm bơm chữa cháy với các bơm chính, bơm dự phòng và bơm bù.

Để điều khiển hệ thống bơm sử dụng hệ thống điều khiển tự động khởi động các máy bơm theo yêu cầu thiết kế.

Các thiết bị tạo áp và cấp nước chữa cháy cho công trình gồm:

  • Mỗi bơm sẽ có 1 công tắc áp lực.
  • Nút ấn điều khiển trực tiếp trên tủ điều khiển.

3.1.6. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy

      Tính toán thuỷ lực hệ thống họng nước chữa cháy vách tường tầng 3:

Chọn điểm bất lợi nhất của hệ thống chữa cháy là điểm đầu ra của họng nước vách tường xa nhất so với vị trí cụm bơm chữa cháy.

Ta có công thức:

HB = Hhh+ Htd + Hvg+ Hd+Hc (m);

Trong đó:

+ Hhh là chênh cao hình học giữa mực nước thấp nhất trong bể chứa nước chữa cháy so với điểm đầu ra của lăng phun chữa cháy D50/13. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, ta xác định được Hhh = 15 (m);

+ Htd là áp lực tự do tại đầu lăng phun chữa cháy, căn cứ bảng 16 TCVN 4513:1988, với chiều cao công trình và đường kính lăng phun 13 mm ta tra được áp lực tại đầu lăng phun là 21 (m);

+ Hvg là tổn thất áp lực trong ống vải gai; tính bằng công thức sau:

Hvg = Kp x q2 x L (m); (mục 6.19 TCVN 4513:1988)

Trong đó:

+ Kp là hệ số sức cản của ống vải gai; với đường kính ống vải gai D50 thì Kp = 0,012;

+ q là lưu lượng nước chữa cháy, q = 2,5 (l/s);

+ L là chiều dài ống vải gai, L= 20(m);

Hvg = 0,012 x 2,52 x 20 = 1,5 (m);

+ Hd : Tổn thất dọc đường (tổn thất theo chiều dài) trong ống hút và ống đẩy đến thiết bị chữa cháy bất lợi nhất (xa nhất, cao nhất).

Hd = L x i (m);

+ L là chiều dài đường ống hút và ống đẩy của máy bơm. Trong mạng lưới đường ống cấp nước chữa cháy có các cỡ đường kính 125,100,65,50 mm;

+ i là tổn thất áp lực trên một đơn vị chiều dài đường ống; i tính bằng công thức sau: i = A x q2. Trong đó:

+ A là sức cản đơn vị phụ thuộc vào đường kính ống cấp nước (tra bảng 14 TCVN 4513:1988);

+ q là lưu lượng chữa cháy, l/s

Thống kê kết quả tra bảng các thông số và tính toán:

Đường kính (mm) Sức cản
đơn vị A
Lưu lượng tính toán q Tổn thất trên một mét dài:i Chiều dài đoạn ống L (m) Tổn thất dọc đường Hd (m)
D125 0.00008623 25 0.0135 6 0.08
D100 0.000267 25 0.0417 80 3.336
D65 0.002993 5 0.0187 10 0.2
D50 0.001108 2.5 0.0069 1 0.01
Tổng 4

+ Hc là tổn thất cục bộ qua các thiết bị van, tê, côn, cút…;

Hc = 10%Hd = 0,1x 4= 0,4 (m);

Vậy HB = 15+21+1,5+4+0,4 = 52 (m)

Để cột áp hệ thống luôn luôn đảm bảo như trên sau một thời gian sử dụng có tính đến độ bám cặn bẩn vào vách đường ống, hiệu suất làm việc của bơm giảm, tổn thất cục bộ qua các van, tê, cút tăng lên… Ta chọn cột áp cho bơm H = 60 m.

     Vậy cột áp cho bơm chữa cháy cần đạt của công trình là 60 m.

3.1.7 . Hệ thống trụ tiếp nước chữa cháy và trụ chữa cháy ngoài nhà

Bố trí 01 trụ tiếp nước chữa cháy và 02 trụ chữa cháy ngoài nhà đặt tại lối vào chính của công trình để cho xe chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp sửa dụng khi cần thiết.

3.1.8. Máy bơm chữa cháy

Máy bơm chữa cháy chính ( Động cơ điện ) và máy bơm chữa cháy dự phòng (động cơ Diezel). Máy bơm điện dùng loại bơm chuyên dụng có động cơ điện 3 pha, nguồn điện cấp cho máy bơm được lấy một đường riêng từ nguồn điện của công trình đảm bảo cho hệ thống luôn sẵn sàng hoạt động bất kỳ lúc nào ngay cả khi nguồn điện chiếu sáng, cho công trình bị mất.

Qua kết quả tính toán thực tế ở trên, để đảm bảo lưu lượng và cột áp của máy bơm theo đúng quy định, tiêu chuẩn cần phải chọn máy bơm chữa cháy cho công trình.

Chọn máy bơm chữa cháy

* 01 máy bơm chữa cháy chính ( động cơ điện ) và 01 máy bơm chữa cháy dự phòng ( động cơ Diezel ):

+ Lưu lượng   : Q  ³ 25 l/s;

+ Cột áp          : H  ³ 60 m.

* 01 Máy bơm bù áp lực

+ Lưu lượng   : Q  ³ 1 l/s;

+ Cột áp          : H  ³ 65 m.

3.1.9. Nguồn điện cấp cho máy bơm chữa cháy

Nguồn điện cho máy bơm chữa cháy là nguồn điện lấy trực tiếp từ tủ phân phối của công trình, độc lập với nguồn điện chiếu sáng và điện sinh hoạt cho công trình.

Nguồn điện cho bơm PCCC được cấp đến tủ điều khiển bơm bởi nhà thầu điện của công trình tại phòng bơm.

3.1.10. Nguồn nước chữa cháy

Do đặc điểm vị trí địa lý của công trình, nguồn nước chữa cháy được lấy từ bể nước dự trữ của công trình. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 giờ. Thời gian phục hồi nước dự trữ chữa cháy không quá 24 giờ.

Lượng nước chữa cháy bao gồm:

– Lưu lượng nước chữa cháy họng nước vách tường: Q1= 5×3,6 = 18 m3/h;

– Lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà : Q2= 20×3,6 = 72 m3/h;

* Lượng nước dự trữ cần thiết cho chữa cháy là:

V1= Q2 x t = 18 x 3 = 54 m3

V2= Q2 x t = 72 x 3 = 216 m3

V  = 54+216 = 270 m3

Thể tích bể nước yêu cầu đạt 270 m3

IV. KẾT LUẬN

– Hệ thống Phòng cháy chữa cháy được thể hiện ở đây là hệ thống đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đề ra và đặc biệt đáp ứng được tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.

– Hệ thống báo cháy tự động với những thiết bị hiện đại được sản xuất đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao, phát hiện cháy nhanh chóng để kịp thời chữa cháy cóhiệu quả.

– Hệ thống chữa cháy được thiết kế đồng bộ, có hệ chữa cháy chủ đạo bằng nước và hệ phụ trợ là bình bột chữa cháy cá nhân. Hệ thống chữa cháy họng nước luôn sẵn sàng chữa cháy. Khi đám cháy mới phát sinh còn cháy nhỏ thì có thể dùng phương tiện chữa cháy ban đầu là các bình chữa cháy để dập tắt.

 

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114