Phòng cháy các mạng điện và tìm hiểu sơ đồ cung cấp điện

Phân loại mạng điện và sơ đồ cung cấp điện có thể gây cháy nổ

Phân loại mạng điện có thể gây cháy nổ

 

Mạng điện là nguyên nhân gây cháy khá phổ biến tại Hà Nội

Mạng điện là nguyên nhân gây cháy khá phổ biến tại Hà Nội

Việc phân loại mạng điện có thể tiến hành theo loại dòng đ

iện, điện áp định mức, chức năng thực hiện, tính chất của hộ tiêu thụ, hình dáng của sơ đồ, v.v… Việc phân loại mạng điện có thể giúp ích trong các biện pháp phòng cháy chữa cháy thiết bị điện.

 

– Theo loại dòng điện, các mạng điện được chia thành mạng điện xoay chiều và mạng điện một chiều. Đa số các nước trên thế giới sử dụng mạng điện xoay chiều ba pha tần số 50Hz. Các mạng điện một chiều được sử dụng để truyền tải công suất hay là để liên kết các hệ thống điện với nhau. Ngoài ra điện một chiều còn được sử dụng trong một số lĩnh vực, ví dụ trong công nghiệp hóa chất, điện khí hóa giao thông, truyền động điện, v.v… Mạng điện xoay chiều mang nhiều đặc tính hữu ích nhưng đó cũng là mối nguy hiểm gây ra chập, cháy nổ.

– Theo điện áp các mạng điện được phân thành mạng điện cao áp Uđm ≥ 1kV, mạng điện hạ áp Uđm < 1kV.

– Theo hình dáng của sơ đồ các mạng điện được chia thành các mạng điện hở và mạng điện kín. Mạng điện hở là mạng điện trong đó có các phụ tải được cung cấp điện chỉ từ một phía (hình 2.1). Mạng kín là mạng trong đó các hộ tiêu thụ được cung cấp điện từ hai hay là nhiều phía (hình 2.2).

-Theo chức năng thực hiện có thể phân thành mạng cung cấp và mạng phân phối. Các mạng cung cấp được sử dụng để truyền tải điện năng từ các thanh góp điện áp cao Uđm ≥ 110kV của các nhà máy điện đến các trạm biến áp khu vực (các trung tâm cung cấp) của mạng phân phối. Các mạng cung cấp có điện áp từ 110kV trở lên. Trong các chạm khu vực có các máy biến áp điều chỉnh điện áp dưới tải. Mạng phân phối được dùng để truyền tải điện năng từ các thanh góp hạ áp của các trạm khu vực đến các hộ tiêu thụ điện.

– Theo tính chất của hộ tiêu thụ các mạng điện phân phối được chia thành mạng điện công nghiệp, mạng điện nông nghiệp, mạng điện sinh hoạt, mạng điện giao thông vận tải,…

– Theo vị trí các mạng điện phân phối được phân thành mạng điện trong nhà và mạng điện ngoài nhà.

– Theo vùng lãnh thổ các mạng điện được phân thành mạng khu vực và mạng địa phương. Các mạng khu vực dùng để cung cấp và phân phối điện năng trên một khu vực rộng lớn. Mạng khu vực có điện áp từ 110kV trở lên. Mạng địa phương có điện áp 66kV và được dùng để cung cấp điện cho khu vực nhỏ.

Mỗi một mạng điện được được đặc trưng bằng điện áp định mức Uđm, điện áp này được sử dụng để tính điện áp định mức của các thiết bị trong mạng điện (máy phát điện, máy biến áp, đường dây và v.v…). Điện áp định mức đảm bảo cho các thiết bị làm việc bình thường và đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Các giá trị tiêu chuẩn của điện áp định mức trên thế giới đối với các mạng xoay chiều điện áp cao, kV: 3; 3,3; 6,6; 10; 11; 15; 20; 22; 30; 35; 45; 47; 66; 69; 110; 115; 132; 138; 150; 161; 220; 230; 275; 287; 330; 345; 380; 400; 500; 735; 750; 765; 1150.

Đối với các mạng điện áp thấp (U< 1kV) điện áp định mức giữa các pha và điện áp pha: ±400; ±450; ±500; ±533; ±600; ±750.

Ngoài ra đối với mặt động lực học, người ta còn phân loại mạng điện thành mạng động lực và mạng điện chiếu sáng.

 

Sơ đồ cung cấp điện có thể gây cháy nổ

 

Lưới điện đưa đến các hộ tiêu thụ thực hiện theo hai sơ đồ nối dây chính như sau:

– Sơ đồ hình tia (hay còn gọi là sơ đồ có dạng cây).

– Sơ đồ dạng phân nhánh (hay còn gọi là sơ đồ dạng trục chính). Những sơ đồ này được dùng vừa cho lưới điện đến 1000V và vừa cho lưới điện có điện áp cao hơn. Từ hai sơ đồ chính trên nó sẽ biến dạng thành nhiều loại sơ đồ khác nhau phục vụ cho các hộ tiêu thụ có những đặc điểm khác nhau.

Việc xây dựng sơ đồ điện không chính xác có thể gây ra các vụ chập cháy đường dây dẫn gây nguy hiểm cho người dân.

Đối với sơ đồ hình tia, mỗi một hộ tiêu thụ (hình 2.3) hay một điểm phân phối (hình 2.3 và 2.4), được cung cấp một lộ riêng biệt đi từ một điểm chung.

Đối với sơ đồ dạng phân nhánh, thì có nhiều hộ tiêu thụ hay nhiều điểm phân phối được cung cấp từ các vị trí khác nhau trên trục chính này (hình 2.5 và 2.6).

Hình 2.7 trình bày một sơ đồ hỗn hợp, gồm có hàng loạt các điểm phân phối được cung cấp từ một đường trục chính (hay từ một nhánh chính) và từ các điểm phân phối này sẽ cung cấp theo dạng hình tia cho các hộ tiêu thụ.

Đường trục chính có thể có dạng một vòng (hình 2.8)

Hoặc đường trục chính có thể được cung cấp từ hai điểm (hình 2.9).

Trong cả hai trường hợp, các vòng có thể làm việc theo dạng vòng hở bằng cách ngắt bớt thiết bị ở điểm A (hình 2.8 và 2.9).

Khi máy biến áp chỉ cung cấp cho một trục chính (hình 2.10), thì người ta thực hiện sơ đồ khối: máy biến áp – trục chính.

Sơ đồ hình tia thường dùng trong trường hợp các hộ tiêu thụ thành các nhóm ở xung quanh điểm phân phối (theo nhiều hướng khác nhau) sơ đồ dạng phân nhánh điện áp thấp thường dùng trong những phòng khá dài, có các hộ tiêu thụ dải dọc cạnh nhau. Những hộ tiêu thụ quan trọng có thể được cung cấp trực tiếp từ bảng phân phối chính của trạm biến áp hoặc trực tiếp ở điện áp cao của trạm biến áp. Lưới điện áp thấp (dưới 1000V) của xí nghiệp công nghiệp thông thường là loại hình tia, đôi khi loại hình trục chính.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114