PCCC phương tiện cứu nạn cứu hộ và nguyên tắc an toàn

Phân loại phương tiện cứu nạn cứu hộ trong PCCC

Phân loại theo kích thước và công suất

   – Phương tiện cứu nạn, cứu hộ PCCC hạng nặng: là những phương tiện có công suất và kích thước cũng như trọng lượng lớn, và tự bản thân nó có thể di chuyển và đưa các phương tiện khác đến hiện trường để thực hiện các hoạt động cứu nạn, cứu hộ .Ví dụ như xe thang, xe cứu hộ, xe cẩu, xe cứu thương, xe chữa cháy v.v…

Thiết bị và phương tiện cứu nạn cứu hộ trong PCCC

– Phương tiện cứu nạn cứu hộ hạng nhẹ: là những phương tiện có công suất và kích thước cũng như trọng lượng nhỏ, tự bản thân nó không thể di chuyển đến hiện trường cứu hộ được mà cần phải có những công cụ, phương tiện khác hỗ trợ, thường là những thiết bị cầm tay và được trang bị theo xe hoặc thiết bị trang bị cho cá nhân chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ. Ví dụ như: Bình chữa cháy, bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi, đệm hơi, máy cưa, máy cắt, máy khoan bê tông, thiết bị chữa cháy v.v…

Phân loại theo lĩnh vực sử dụng PCCC

Căn cứ vào lĩnh vực sử dụng ta có thể phân loại như sau:

– Phương tiện sử dụng trong cứu hộ cứu nạn hóa chất: quần áo phòng độc, quần áo dương áp, mặt nạ phòng độc, xe cứu hộ hóa chất, các loại máy đo nồng độ khí độc, bộ vá hóa chất, buồng cách ly, thiết bị dò tìm, v.v…

– Phương tiện sử dụng trong cứu hộ cứu nạn công trình bị sụp đổ: thiết bị dò tìm, camera nhiệt, bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi, máy cẩu, máy xúc, bộ thiết bị đục phá đa năng, bộ thiết bị đục phá bê tông sử dụng khí nén, v.v…

– Phương tiện sử dụng trong cứu hộ cứu nạn giao thông: bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi thiết bị kê – chèn, thiết bị chống- đỡ, tời kéo, thiết bị cắt kính chuyên dụng, v.v…

– Phương tiện sử dụng trong cứu hộ cứu nạn dưới nước: bộ đồ lặn, xuồng cao su bơm hơi, thiết bị dò tìm dưới nước, phao cứu nạn, cứu hộ, dây cứu nạn cứu hộ.

– Phương tiện sử dụng trong cứu hộ cứu nạn trong các điều kiện đặc biệt: thiết bị đo phóng xạ, hóa chất, thiết bị đo và phát hiện động đất, thiết bị phòng chống khói khí độc, v.v…

– Phương tiện sử dụng trong cứu hộ cứu nạn trên cao và vực sâu: thang cứu nạn, cứu hộ, dây, ròng rọc, carabina, đai bảo hiểm, trực thăng, thiết bị sơ cấp cứu, v.v…

– Phương tiện sử dụng trong cứu hộ cứu nạn sự cố cháy nổ: camera nhiệt, thiết bị phòng chống khói khí độc, thiết bị dò tìm nạn nhân, bộ thiết bị thủy lực, dây, thiết bị chữa cháy v.v…

 Phân loại theo mức độ và mục đích sử dụng cho các giai đoạn của quá trình cứu nạn cứu hộ PCCC

   Căn cứ theo mức độ và mục đích sử dụng cho các giai đoạn của quá trình cứu nạn, cứu hộ thì phương tiện cứu nạn cứu hộ được phân loại theo các nhóm sau:

+ Nhóm I là các phương tiện cơ giới: ví dụ như xe cứu hộ, máy xúc, máy cẩu, xe chiếu sáng, xe cứu hộ hóa chất, v.v…

+ Nhóm II là các phương tiện bảo đảm an toàn cho nạn nhân : ví dụ như cáng cứu thương, đai bảo hiểm, thiết bị thở, thiết bị hỗ trợ sơ cấp cứu ban đầu, đệm hơi, dây tự cứu, v.v…

+ Nhóm III là các phương tiện dùng cho trang bị bảo hộ cá nhân: ví dụ như quần áo cứu hộ, carabina, thiết bị phòng chống khói khí độc, trang thiết bị lặn, v.v…

+ Nhóm IV là các phương tiện sử dụng để tiếp cận hiện trường cứu hộ cứu người cứu tài sản: ví dụ như bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi ( túi nâng ), phương tiện phá dỡ, v.v…

Một số cách phân loại khác

– Phân loại theo nước sản xuất: Anh, Nga, Nhật, Đức, Áo, Hà Lan, Việt Nam, v.v…

– Phân loại theo mức độ sử dụng: phương tiện được sử dụng nhiều, phương tiện ít khi được sử dụng.

– Phân loại theo phạm vi ứng dụng: phương tiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp ( ví dụ như bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi, thiết bị cắt phá, v.v…), phương tiện được ứng dụng trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt ( ví dụ như thiết bị đo và dò phóng xạ, thiết bị đo hóa chất, trang phục dương áp, v.v…)

Nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn khi tiến hành sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ PCCC

    – Trước khi sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ thì người sử dụng cần phải đọc và nắm rõ về tính năng tác dụng, cấu tạo, quy trình thao tác sử dụng và cách bảo quản bảo dưỡng đối với thiết bị đó.

Đảm bảo an toàn khi tiến hành sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ PCCC

– Khi sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ thì người sử dụng phải mặc trang phục để đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình sử dụng. Ví dụ như: mũ bảo hộ, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, găng tay, ủng hoặc giày, v.v…

– Khi sử dụng cần lưu ý một số sự cố thường gặp, nguyên nhân, nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố hư hỏng đó.

– Khi sử dụng các phương tiện thì người trực tiếp sử dụng cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn trước hết là cho bản thân, cho đồng đội cũng như cho nạn nhân hoặc phương tiện đang cần được cứu nạn cứu hộ.

– Khi triển khai các đội hình để sử dụng thiết bị ( ví dụ như đệm hơi, bộ thiết bị thuỷ lực, v.v…) thì những người sử dụng cần phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và ăn khớp, đồng thời phải hỗ trợ cho nhau trong quá trình thao tác, cứu người và phương tiện bị nạn.

– Đối với một số loại thiết bị chạy bằng động cơ 2 kỳ, có sử dụng nhiên liệu như xăng pha nhớt thì cần phải chú ý tỉ lệ pha trộn nhiên liệu sao cho đúng thành phần, tránh gây hư hỏng cho thiết bị.

– Khi tiến hành sử dụng các thiết bị để thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ khi sự cố hóa.

Chất hoặc phóng xạ thì người sử dụng cần phải chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho phương tiện tránh bị nhiễm độc hoặc nhiễm hóa chất hay phóng xạ.

Tags:

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114