Nội dung tổ chức hướng dẫn toàn dân phòng cháy và chữa cháy
Dựa vào các tổ chức quần chúng có trong cơ sở và khu dân cư, như: Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; Đội Thiếu niên Tiền Phong; Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân; Dân quân; Tự vệ; Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đề nghị với cấp Ủy Đảng; lãnh đạo chính quyền xác định rõ nhiệm vụ của mỗi tổ chức trong công tác phòng cháy và chữa cháy; xây dựng và hoàn thiện các quy định, nội quy, chế độ phòng cháy và chữa cháy cho thích hợp cho từng đơn vị cơ sở, khu dân cư.
Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của các ngành, các cấp chính quyền và của các đoàn thể quần chúng, tập trung tổ chức hướng dẫn quần chúng thực hiện các nội dung phòng cháy và chữa cháy sau:
Căn cứ vào Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/ QU10; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/ QH 10; Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP ngày 31 /7/2014 của ít chính phủ”Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCO và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật PCCC và Thông tư số: 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của bộ Công an “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”, Đề nghị với các ngành; các đơn vị cơ sở; khu dân cư tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ. Lực lượng này là tổ chức quần chúng; Làm việc học tập ở các đơn vị cơ sở và sinh hoạt ở các khu dân cư liền nhà, liền ngõ hoặc nhiều hộ trong một nhà ỏ các thị xã , thành phố nên hiểu rõ việc sinh hoạt đời sống trong việc sử dụng điện, xăng, đầu và các chất cháy khác, đường đi lối lại của từng hộ, từng người trong tổ, thuận tiện cho việc kiểm tra, nhắc nhở nhau chấp hành các quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Tạo ra phong trào quần chúng sôi nổi trong việc chấm điểm an toàn vệ sinh lao động; an toàn phòng chống cháy, nổ ở các xí nghiệp và các cơ sở sản xuất khác. Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng: “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy, nổ”. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhất về quyền lợi kinh tế của mỗi cơ sở sản xuất và của mỗi người công nhân.
Giảng dạy chương trình phòng cháy và chữa cháy trong các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học và tổ chức “Câu lạc bộ chiến sỹ phòng cháy và chữa cháy trẻ tuổi”, là một hình thức tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy cho Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Các cháu tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy ở trường học, ở các khu tập thể và ở cả ngay trong các cơ sở sản xuất cùa bố mẹ, anh chị.
Cán bộ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cần kết hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy đội của đoàn TNCS Hồ Chí Minh của tỉnh, thành, quận, huyện, phường, xã và trong từng cơ sở đơn vị sản xuất học tập và tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các”Câu lạc bộ Chiến sỹ Phòng cháy và chữa cháy trẻ tuổi”hoạt động có kết quả, tạo ra phong trào sôi nổi của lớp măng non đất nước. Để huy động được lực lượng quân đội tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số: 78/2011/NĐ-CP ngày 1/9/2011 của Chính phủ: “Quy định việc phối họp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng”. Nghị định quy định, ngoài trách nhiệm phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, Bộ quốc phòng còn có nhiệm vụ Tổ chức lực lượng và xây dựng phong trào phòng cháy và chữa cháy ở các cơ sở quốc phòng và các nội dung phối hợp khác.
Ngoài ra chúng ta còn có thể tổ chức cho hội Phụ nữ. hội Người cao tuổi, hội Cựu chiến binh v.v… làm công tác phòng cháy và chữa cháy ờ các khu dân cư. Các tổ chức này có tác dụng nhắc nhở con cháu và mọi người thận trọng khi sử dụng lửa, điện, xăng, dầu và các chất cháy khác trong sinh hoạt gia đình.
Đi đôi với công tác tuyên truyền và cổ động cần hướng dẫn để quần chúng thực hiện từng nhiệm vụ, từng nội dung của cuộc vận động. Tổ chức quần chúng tham gia hưởng ứng và thực hiện: “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” vào tháng mười hàng năm. Các hành động thực tế của quần chúng và kết quả của các hoạt động đó là thước đo chất lượng của công tác vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy đưa quần chúng ra hành động thực tể là cốt lõi của công tác vận động quần chúng. Chỉ khi nào nội dung của cuộc vận động được quần chúng tự giác thực hiện thì mục tiêu xây dựng phong trào quần chúng mới được thực hiện.
Trong công tác vận động, Cần hướng dẫn quần chúng thực hiện đúng trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và từng cá nhân. Đồng thời hướng dẫn quần chúng thực hiện đúng các yêu cầu, điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở; đối với nhà ở và khu dân cư; đối với hộ gia đình; đối với phương tiện giao thông cơ giới. Nội dung hướng dẫn để quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:
- Xây dựng, đề ra các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương, đơn vị cơ sở mình.
- Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, mọi nhà làm công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Tự giác, nghiêm chinh thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, của các ngành và các địa phương về công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Tự giác kiểm tra, giám sát nhắc nhở những người xung quanh chấp hành tốt các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy và chuẩn bị sẵn sàng dập tắt các đám cháy. Đồng thời tự giác phê bình, nhắc nhờ, lên án những hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Tự giác tham lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, tích cực rèn luyện học tập, tham gia mua sắm phương tiện dụng cụ chữa cháy, thành thạo và bảo quan giữ gìn tốt phương tiện, dụng cụ chữa cháy.
- Tự giác tham gia dập tắt các đám cháy khi cháy xảy ra, nghiêm chỉnh chấp hành lệnh điều động của chi huy chữa cháy chuyên nghiệp hoặc lãnh đạo đơn vị, để làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc việc đột xuất khác.
- Tự giác phát hiện cho cơ quan Công an những hiện tượng nghi vấn có liên quan đến vụ cháy, tích cực tham gia bảo vệ hiện trường.
Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến
Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến là vấn đề rất cần thiết trong công tác vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy. Đó là phương pháp công tác khoa học, thể hiện tính tích cực chủ động đẩy mạnh phong trào. Có được điển hình tiên tiến sẽ thúc đẩy phong trào tiến lên vững chắc và mạnh mẽ. Với ý nghĩa đó, nên khi vận động quần chúng cần có kế hoạch xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, để có kinh nghiệm thực tế chỉ đạo phong trào chung. Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến là cách chỉ đạo từ điểm đến diện, là nghệ thuật trong phương pháp mở rộng và đẩy mạnh phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
Đơn vị được chọn xây dựng điển hình tiên tiến phải là đơn vị tiêu biểu cho phong trào chung để qua thực tế chỉ đạo cuộc vận động ở đó có thể rút được kinh nghiệm tốt chỉ đạo nơi khác. Ở cơ sở đó có các tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ phức tạp, có thể thường xuyên xảy ra cháy nhưng không cháy lớn. Việc chấp hành quy định, nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy không nghiêm, sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đối với công tác phòng cháy và chữa cháy chưa cao v.v… Nhưng có những điều kiện để xây dựng điển hình tiên tiến, các điều kiện đó là: Tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng đoàn kết thống nhất. Nếu tuyên truyền, cổ động tốt thì sẽ có đội ngũ cán bộ cốt cán, có nhiều người tích cực tham gia, có khả năng làm chuyển biến được công tác phòng cháy và chữa cháy, điều kiện vật chất và thời gian cho phép phát động và xây dựng được phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy tốt.
Khi đã chọn được cơ sở xây dựng điển hình tiên tiến thì phải đề ra kế hoạch cụ thể và tập trung việc thực hiện kế hoạch đó, phải bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cốt cán nắm được nhiệm vụ và biết cách vận động quần chúng thực hiện tốt các mặt công tác phòng cháy và chữa cháy.
Khi đã tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, cần đi sát hướng dẫn quần chúng từ chỗ làm tốt một mặt đến làm tốt mọi mặt công tác phòng cháy và chữa cháy. Chống chủ quan thoả mãn với một vài kết quả ban đầu của điển hình mà không phấn đấu giành những thắng lợi mới. Khi cơ sở đã tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy có nề nếp, cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm đúng mức đến công tác phòng cháy và chữa cháy, ý thức trách nhiệm và kiến thức phòng cháy và chữa cháy đã được nâng cao, quần chúng đã bắt đầu tự giác thực các nội quy, quy ước phòng cháy và chữa cháy, tự giác tham gia lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, tham gia mua sắm, bảo quản phương tiện, dụng cụ chữa cháy và tích cực tập luyện sẵn sàng dập tất các đám cháy.
Khi các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của quần chúng đã đi vào nề nếp trong sản xuất, sinh hoạt đời sống, thì cần tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu trao đổi, phổ biến kinh nghiệm học tập lẫn nhau để nhân điển hình tiên tiến, vấn đề trao đổi kinh nghiệm nhân điển hình tiên tiến bước đầu cũng chỉ nên đặt ra những cơ sở có tình hình và điều kiện tương tự như ở điển hình tiên tiến thì mới phát huy được tác dụng học tập lẫn nhau. Điển hình tiên tiến là cơ sở sản xuất thì cơ sở nhân điển hình tiên tiến cũng nên là cơ sở sản xuất. Nếu điển hình tiên tiến là khu dân cư thì cơ sở để nhân điển hình tiên tiến cũng nên là khu dân cư. Khi đã xây dựng được nhiều đơn vị, nhiều khu dân cư có phong trào phòng cháy và chữa cháy tốt thì phải chọn một nơi khá nhất để xây dựng lá cờ đầu, rồi động viên các nơi khác thi đua đuổi kịp và vượt lá cờ đầu tiên tiến.
Khi đã nhận điển hình tiên tiến ra diện rộng tạo thành phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy ở khắp các cơ sở kinh tế, văn hoá, khu dân cư thì cần thường xuyên củng cố duy trì hoạt động chiều sâu của phong trào. Để thực hiện được việc đó, cần nắm vững nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng giai đoạn, ở từng địa bàn, để kịp thời đề ra yêu cầu nội dung và khẩu hiệu hoạt động cho sát hợp với tình hình của cơ sở. Phải kết hợp chặt chẽ phong trào sản xuất; xây dựng đời sống mới của các ngành, các địa phương và đoàn thể quần chúng với việc thực hiện nội dung phòng cháy và chữa cháy. Phải thường xuyên đôn đốc các ngành, các địa phương, đơn vị, cơ sở thực hiện có nề nếp tiêu chuẩn, quy phạm và quy định khác an về toàn phòng cháy và chữa cháy, củng cố, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng nòng cốt của cơ sở để phát huy tác dụng chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng cháy và chữa cháy tại chỗ.
Tổ chức tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động của phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy
Để không ngừng đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy thì vấn đề tổ chức rút kinh nghiệm là yêu cầu cần thiết. Thông qua tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, giúp ta đánh giá đúng thực trạng hoạt động của phong trào để bổ sung biện pháp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng quần chúng mang lại kết quả cao hơn trong các hoạt động phòng cháy và Chữa cháy.
Tổng kết rút kinh nghiệm cần phải đạt yêu cầu là: đánh giá một cách chính xác, khách quan, toàn diện kết quả tổ chức vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy ở từng địa bàn; làm rõ những nội dung đã đạt được, những tổn tại khiếm khuyết, khó khăn, vướng mắc và những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó dự kiến đề xuất các biện pháp mới để tổ chức vận động quần chúng tiếp theo.
Về phương pháp tổng kết có thể tiến hành theo các chuyên đề, tổ chức vận động quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy hoặc theo nội dung phòng cháy và chữa cháy ở địa bàn, cơ quan đơn vị trong từng thời gian. Phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy cần được tiến hành đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm một cách thường xuyên.
Thực hiện chế độ định kỳ sơ kết, tổng kết từng đợt của cuộc vận động, thi thao diễn chiến thuật, kỹ thuật cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ ở từng cấp, từng cơ sở, từng ngành. Kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, đồng thời cũng phê phán các đơn vị không duy trì tốt phong trào. Trên cơ sở đó có kế hoạch tiếp tục củng cố, duy trì phát triển hoạt động cùa phong trào.