Nhận thức chung về phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy
Khái niệm về phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy
Phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy là hoạt động của đông đảo quần chúng có sự lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy góp phần đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy là một biện pháp cơ bản thường xuyên lâu dài, có ý nghĩa chiến lược trong quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy. Để nâng cao hiệu quả của công tác này, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được Nhà nước và ngành giao để tổ chức vận động quần chúng. Mặt khác, phải căn cứ vào tính chất đặc điểm cháy, nổ của từng địa bàn, trình độ nhận thức của quần chúng để có hình thức, biện pháp tổ chức vận động cho phù hợp. Xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy là hoạt động đa dạng, phong phú, cần phải được tiến hành bằng nhiều hình thức, nhiều biện pháp năng động, sáng tạo. Có thể nói, đây là vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong công tác dân vận. Trong quá trình xây dựng phong trào, tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng những hình thức, phương pháp cụ thể cho sát hợp.
Mục tiêu xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy
Xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy phát triển sâu rộng, vững chắc có hiệu quả
Sâu rộng:
Phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy được “Ngành ngành thực hiện, nhà nhà tham gia, người người làm theo”, phong trào phát triển ở các cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình, được mọi người dân ở thành thị, nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa tham gia.
Vững chắc:
Phong trào được duy trì thường xuyên, chất lượng, phong trào ngày càng được nâng lên và đông đảo quần chúng tự giác, tích cực tham gia.
Hiệu quả:
Phong trào có tác dụng thiết thực trong việc phòng ngừa không để cháy xảy ra, phát hiện và tổ chức chữa cháy tại chỗ kịp thời, ngăn chặn cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.
Nguyên tắc xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy
“Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, kết hợp với xây dựng lực lượng nòng cốt của phong trào”
- Về nhận thức tư tưởng cần xác định được việc phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm cùa mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, mà trước hết là của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đinh, đồng thời cũng là quyền lợi thiết thân nếu làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy, khỏi để xảy ra cháy.
- Xây dựng thế trận toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy, xác định các đối tượng tham gia thế trận, nhiệm vụ của từng đối tượng và các bước xây dựng thế trận toàn dân phòng cháy và chữa cháy.
- Xây dựng lực lượng nòng cốt của phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy là các đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
- Cụ thể nội dung công tác phòng cháy và chữa cháy vào việc thực hiện các chủ truơng chính sách của Đảng và Nhà nước, gắn hoạt động phòng cháy và chữa cháy vào các phong trào khác nhất là phong trào của các đoàn thể và tổ chức xã hội.
Ý nghĩa tầm quan trọng
Xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó làm cho quần chúng nhận thức được vị trí tầm quan trọng của công tác phòng cháy và chữa cháy, thấy rõ nghĩa vụ, quyền lợi cùa minh trong việc phóng cháy vả chữa cháy. Quần chúng nâng cao ý thửc trách nhiệm vã bói dưỡng kiến thức cho quần chúng về công tác phòng cháy và chữa cháy, giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, kinh tế tài sản không bị cháy nổ thiêu huỷ. Giới thiệu cho quần chúng nắm được các nguyên nhân gây cháy và các biện pháp phòng cháy và chữa cháy cụ thể. Đồng thời giúp quần chủng thày được tẩm quan trọng cùa việc thực hiện các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy, nắm được các việc cần ỉàm khi phát hiện thấy cháy.
Khi xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữacháy cần tuyên truyền, phàn tích, giải thích cho quần chúngthấy rõ: cháy có thể gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe con người, tài sản kinh tế của nhà nước, tập thể của các thành phần kinh tế khác như thế nào? Hậu quá của cháy sè gây khó khăn trở ngại cho sản xuất, các hoạt động đời sông xã hội như thế nào? Ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội như thế nào? Từ đó giải quyết tư tưởng chủ quan, coi thường, ngại khó trong việc thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy, đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác, hết sức thận trọng trong việc sử dụng chất cháy, chất nổ, các nguồn nhiệt và quyết tâm làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy trong cán bộ và nhân dân.
Cần giải thích, hướng dẫn để quần chúng thấy rô những nguyên nhân, những khả nàng có thể gây ra cháy, nổ, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của các nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyền và các biện pháp phòng ngừa, để quần chúng có cách dập tắt đám cháy ngay khi cháy xảy ra. Giúp quần chủng nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác phòng cháy vả chữa cháy.
Lập kế hoạch xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy
Xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy là một biện pháp cơ bản thường xuyên lâu dài, có ý nghĩa chiến lược trong quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy. Để nâng cao hiệu quả của công tác này, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được Nhà nước và ngành giao được tổ chức vận động quần chúng.
Mặt khác, phải căn cứ vào tính chất đặc điểm cháy, nổ của từng địa bàn; trình độ nhận thức của quần chúng để có hình thức, biện pháp tổ chức vận động cho phù hợp. Tổ chức vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy là hoạt động đa dạng, phong phú, cần phải được tiến hành bằng nhiều hình thức, nhiều biện pháp năng động, sáng tạo. Có thể nói, đây là vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong công tác dân vận. Trong quá trình tổ chức vận quần chúng phòng cháy và chữa cháy, tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng những hình thức, phương pháp cụ thể cho sát hợp.
Điều tra nắm tình hình
Khi khảo sát cơ sở đế nắm tình hình cần nắm được các vấn đề sau:
- Vị trí, đặc điểm của địa bàn về các mặt kinh tế, chính trị an ninh, quốc phòng có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội.
- Tình hình cháy, nổ ở cơ sở đã xảy ra thiệt hại, nguyên nhân, việc tổ chức cứu chữa, giải quyết hậu quả, tính chất đặc điểm hoạt động, sản xuất, công tác, học tập, sinh hoạt và các tập quán sinh hoạt có liên quan đến cháy, nổ.
- Tình hình tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở (nội quy, quy định phòng cháy và chữa cháy; việc thực hiện các quy định đó; việc tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, phương tiện, phương án chữa cháy tại chỗ…);
- Tình hình hoạt động của phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” và các phong trào cách mạng khác của quần chúng trong cơ sở qua các thời kỳ, mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân.
- Tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên, nhân dân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Sự quan tâm lãnh đạo đối với công tác phòng cháy và chữa cháy của cấp Ủy Đảng và thủ tướng, chính quyền và việc thực hiện của các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội, tự vệ, dân quân, bảo vệ, công an xã, phường và khả năng tham gia của họ đối với công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước đang được tiến hành thực hiện ở cơ sở, các chủ trương, chế độ chính sách của địa phương có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Vai trò tham mưu, hướng dẫn của các cấp công an cơ sở; tình hình tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ sở đối với công tác phòng cháy và chữa cháy.
Muốn nắm được thực chất tình hình nói trên ở một địa bàn, phải dựa vào tài liệu đã có từ trước và kết quả trực tiếp xuống địa bàn khảo sát, nắm tình hình ngay trong khi cơ sở đang tiến hành sản xuất hoặc hoạt động. Phải kết hợp giữa việc nắm tình hình chung toàn diện địa bàn với tình hình chi tiết cụ thể ở một đơn vị, nắm toàn diện các mặt công tác bảo vệ an ninh trật tự với đi sâu nắm tình hình phòng cháy và chữa cháy cần thiết, để rút ra kết luận làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát động, củng cố, đẩy mạnh phong trào. Qua khảo sát, phải tập hợp các tài liệu lại để nghiên cứu đánh giá tình hình, tìm ra nguyên nhân của các mặt tích cực, tiêu cực để khi đề xuất chủ trương, biện pháp phát động phong trào lên thủ trưởng Công an địa phương được sát hợp và cụ thể.
Sau khi nắm được tình hỉnh, trên cơ sở nắm vững yêu cầu của phong trào và điều kiện cụ thể cửa địa bàn, thì tiến hành xây dựng kế hoạch phát động phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy. Kố hoạch phải sát hợp và phục vụ thiết thực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, địa phương trong mỗi ngành, mỗi đơn vị cơ sở.
Nội dung kế hoạch
Đánh giá đúng tình hình, tìm ra những mặt tích cực, tồn tại, khó khăn cần giải quyết và đề ra mục tiêu, yêu cầu cụ thể cần phải đạt được của phong trào
Nêu rõ nhiệm vụ chính trị của địa phương nói chung của cơ sở trọng điểm nói riêng và những mặt công tác phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện để phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị đó. Giải quyết tốt vấn đề phòng cháy và chữa cháy của địa phương, của cơ sở trọng điểm.
Nêu lên các biện pháp cần tiến hành và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, cụ thể như sau:
- Chọn thời gian phát động phong trào phải là thời gian thuận tiện, có điều kiện thích hợp nhất, như: Thời điểm thường xảy ra cháy nghiêm trọng vào mùa hanh khô hoặc kết hợp với cuộc vận động quần chúng bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội và các phong trào lớn khác của các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở… Cũng có thể khi xảy ra một vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng ở địa phương hay ờ trong ngành thì đề nghị lãnh đạo phát động phong trào. Không nên phát động phong trào vào đúng thời điểm thu hoạch mùa màng, thời điểm nước rút hoàn thành kế hoạch sản xuất quý, năm, hoặc đang thực hiện các cuộc vận động lớn khác của Đảng mà phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy khó có điều kiện kết hợp. Vì phát động vào những thời điểm đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, không tập trung được sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, hạn chế sự tham gia của đông đảo quần chúng.
- Chọn địa điểm chỉ đạo (trọng điểm) là địa bàn tập trung đông dân cư, có nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật, có những đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ, nơi xảy ra những vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc có nhiều nguy cơ cháy nổ, nơi tình hình sản xuất và các phong trào quần chúng khác tương đối khá, nội bộ đoàn kết nhất trí. Lực lượng bảo vệ có uy tín đối với quần chúng, có khả năng phát động và có năng lực tổ chức, hướng dẫn quần chúng thực hiện được nội dung của phong trào và tổ chức duy trì hoạt động của phong trào thường xuyên liên tục.
- Lập lịch công tác trong kế hoạch phải cụ thể để tiến hành các mặt công tác khi tiến hành phát động phong trào và tổ chức duy trì phong trào. Trong quá trình lập lịch công tác cần chú ý một số vấn đề sau: Báo cáo chủ trương phát động phong trào và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công an tỉnh, thành phố và chủ động bàn với văn phòng, phòng phong trào và các phòng ban có liên quan khác để thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động của phong trào và thống nhất kế hoạch thực hiện, chuẩn bị các tài liệu: Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định, Nghị quyết, chỉ thị, Thông tư về phòng cháy và chữa cháy của Đảng, Nhà nước, của các ngành, các địa phương và các tài liệu hướng dẫn về việc phòng cháy và chữa cháy, có kế hoạch cho quần chúng nghiên cứu, học tập, thảo luận các kế hoạch này, đưa quần chúng ra hành động thực tế, khắc phục những mặt tồn tại về phòng cháy và chữa cháy, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng đập tắt các đám cháy xuất hiện trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm cuộc vận động,
Trong kế hoạch cũng cần phải nêu những điều kiện cần thiết cho cuộc vận động như: Thành lập ban chỉ đạo và cán bộ tổ chức thực hiện kế hoạch của cuộc vận động, dự trù kinh phí, mở lớp bồi dưỡng cán bộ cốt cán của phong trào và các tiểu giáo viên phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở. Phải phát huy dân chủ trong việc xây dựng kế hoạch, tránh mệnh lệnh gò ép. Chống bệnh hình thức, dập khuôn máy móc trong việc xây dựng kế hoạch. Kế hoạch do cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy hoặc lực lượng chuyên trách ở cơ sở lập. Dự thảo kế hoạch đó thông qua cấp uỷ Đảng và lãnh đạo cơ sở phê duyệt và trở thành kế hoạch của cấp uỷ và chính quyền có trách nhiệm tổ chức phổ biến. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó ờ đơn vị mình với sự kết hợp chặt chẽ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Công an các cấp cơ sở, cần theo dõi và chỉ đạo sát phong trào, từng bước sơ kết, tổng kết, không ngừng hoàn chỉnh kế hoạch đó.