Một số phương tiện chữa cháy cứu nạn cứu hộ trong PCCC

Trang thiết bị bảo hộ cá nhân phương tiện chữa cháy

  

Trong quá trình thực hiện các hoạt động sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ cũng như các phương tiện chữa cháy … Để thực hiện các nhiệm vụ chữa cháy và cứu người, cứu tài sản thì việc trang bị các trang thiết bị phương tiện bảo hộ cá nhân là điều rất cần thiết và cấp bách.

Trang thiết bị bảo hộ cá nhân phương tiện chữa cháy bao gồm: Mũ bảo hộ, kính bảo hộ, khẩu trang, bịt tai, quần áo bảo hộ, găng tay, thắt lưng an toàn, đai bảo hiểm, giày bảo hộ, ủng…

 

 

Trong quá trình triển khai các hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong thực tế thì mỗi một lĩnh vực lại sử dụng những trang thiết bị bảo hộ cá nhân đặc trưng riêng theo lĩnh vực đó.

Dưới đây là một số trang thiết bị bảo hộ cá nhân sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ.

Thiết bị phòng chống khói khí độc

Thiết bị phòng chống khói khí độc hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang sử dụng có rất nhiều chủng loại, với tính năng tác dụng và phòng chống khói khí độc là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Thiết bị được sử dụng phổ biến nhất bao gồm quạt thổi hút khói, mặt nạ phòng độc, trong mặt nạ phòng độc thì lại chia ra làm hai loại cơ bản đó là mặt nạ lọc độc và mặt nạ phòng độc loại cách ly.

 

Mặt nạ lọc độc

Tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc

*Tác dụng:

    Mặt nạ này dùng để bảo vệ sự hô hấp của con người chống lại những chất gay ô nhiễm trong không khí như các loại khí xăng, dầu, các hơi của hợp chât hữu cơ và một số loại khí độc như: Chlorine, Hydrogen, Chloside, Sulfur dioxide, Hydrogen Sulfide, Formaldehyde, Amonia; Cho phép đi vào vùng có một số chất ô nhiễm trong không khí, trong một thời gian nhất định.

    Điều kiện bắt buộc: Không cho phép sử dụng trong môi trường không khí có nồng độ khí oxy thấp hơn 19,5%

 

 Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của bầu lọc độc

TT Bầu lọc độc ( phin lọc hoặc hộp lọc )
1 Kí hiệu 620 AIB2EK1 Hg CO NO-P2
2 Nước sản xuất (Drager Mỹ)
3 Chất lượng Đồng bộ, của cùng một hãng sản xuất và mới 100%.
4 Vỏ bầu lọc Hình tròn, bằng nhôm có lớp bọc gia cố bên trong
5 Ren nối cổ bầu lọc độc vào mặt trùm Rd 40mm x 1/7” thiết kế theo tiêu chuẩn EN 148
6 Chất lọc Than hoạt tính được tẩm đặc biệt, lớp xúc tác chuyển hóa CO thành CO2 (hopkalite)
7 Màng lọc Bằng vi sợi thủy tinh và sợi cellulose cùng một số phụ gia khác, có khả năng lọc bụi siêu nhỏ
8 Nút đóng kín bầu lọc độc Hai nút ấn bảo vệ bằng polyethylene
9 Kả năng lọc Có khả năng lọc các chất độc hưu cơ có điểm sôi > 65°C, các chất vô cơ, khí SO2, NH3, hơi thủy ngân, khí CO, NO, NO2…ở dạng hơi và khí, bụi siêu nhỏ
10 Hiệu quả lọc phần tử siêu nhỏ dạng son khí Theo tiêu chuẩn EN 143 : 2000 : 99.95% với hỗn hợp kiểm tra là NaCl và dầu paraffin
11 Khả năng lọc các chất khí Theo tiêu chuẩn EN 141 : 2000 ( phụ lục dưới đây)
12 Trở lực thở Theo tiêu chuẩn EN 141 : 2000 : 2.6m bar tại tốc độ không đổi là 30 L/ phút
13 Chất hấp thụ CO Hopkalit để
14 Thời hạn bảo quản 6 năm
15 Kích thước
Đường kính ngoài 108,5 (mm)
Chiều cao ( cả nắp đậy ) 102 (mm)
16 Thể tích chất lọc ( than hoạt tính ) 200 (ml)
17 Thể tích chất xúc tác CO 210 (ml)
18 Thể tích hộp lọc 777 (ml)
19 Trọng lượng cả nắp 435 (ml)

*Cấu tạo:

Mặt nạ này gồm 2 phần chính:

– Phần mặt trùm: mặt trùm làm bằng chất dẻo che kín mặt. Quá trình thở được thực hiện qua các van, khi hít vào qua phin lọc, khi thở ra qua van thở ra ngoài.

– Phin lọc: là loại lọc được một số tạp chất ô nhiễm trong không khí. Thời hạn bảo quản ghi trên nhãn mác của phin lọc (khi hết thời hạn bảo quản ghi trên nhãn mác của bộ lọc thì không được phép sử dụng). Phin lọc đã sử dụng trong môi trường ô nhiễm khi bỏ đi phải hủy đúng chỗ, tránh làm ô nhiễm môi trường.

* Nguyên lý làm việc:

     Hoạt động của loại mặt nạ này dựa trên nguyên tắc: Lọc sạch không khí bị nhiễm độc thông qua các tấm phin lọc than hoạt tính hoặc bầu lọc có tẩm hóa chất.

-Một số lưu ý trong quá trình sử dụng:

+ Người sử dụng mặt nạ phải được học qua lớp huấn luyện, thực hành.

+ Phải tuân thủ những hướng dẫn sử dụng mặt nạ, nếu không sẽ nguy hiểm cho người sử dụng.

+ Lưu ý những chất gây ô nhiễm trong không khí rất nhỏ mắt thường không thể nhìn thấy được, nó có thể nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

+ Trong quá trình sử dụng nếu thấy khó thở hoặc ngửi thấy ô nhiễm, chóng mặt hoặc tình trạng kiệt sức xuất hiện phải ngay lập tức dời khỏi vùng nguy hiểm và tháo mặt nạ ra.

+ Không dùng mặt nạ khi sự tập trung khí ô nhiễm trong không khí có thể gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe và sự sống.

+ Mặt nạ phải được cất giữ bảo quản ở nơi không bị nguy hiểm.

+ Phải hủy bỏ ngay phin lọc khi hết hạn sử dụng.

-Giới hạn sử dụng của mặt nạ:

+ Mặt nạ lọc độc 3M là loại không cung cấp ô xy, do đó không được sử dụng nó khi nồng độ ô xy trong không khí < 19,5%V.

+ Khi mặt nạ có hiện tượng hư hỏng phải ra khỏi khu vực nguy hiểm.

+ Phin lọc mới được bảo quản riêng, khi cần sử dụng mới bóc lớp bao bảo quản ra để lắp vào mặt nạ. Thời hạn bảo quản của phin lọc ghi trên bao bì sản phẩm, khi thời hạn sử dụng đã hết hoặc khi đeo mặt nạ cảm nhận thấy đang ngửi phải khí ô nhiễm trong môi trường làm việc thì phải hủy bỏ ngay.

+ Phin lọc của mặt nạ nên sử dụng trước thời hạn ghi trên bao bì.

+ Tấm lọc của phin lọc này phải được thay thế sau 40 giờ sử dụng liên tục hay sau 30 ngày đưa vào sử dụng ( tùy thuộc vào điều kiện nào đến trước ).

Cách sử dụng, kiểm tra và bảo quản và bảo dưỡng phương tiện chữa cháy

Bảo quản và bảo dưỡng phương tiện chữa cháy đúng quy trình

*Sử dụng phương tiện chữa cháy:

– Đặt phin lọc theo dấu hình chữ V với mặt nạ sao cho phim lọc thẳng hàng với các khớp nối ở trên mặt nạ.

– Xoay phin lọc thứ nhất theo chiều kim đồng hồ cho đến khi ngừng lại (xoay 1/4); lặp lại trình tự trên đối với phin lọc thứ hai.

– Nới lỏng 4 dây treo đeo mặt nạ trùm lêm mặt và kéo sợi dây vòng ra phía sau đầu.

– Kéo 4 sợi dây sao cho vừa vặn với mặt, theo trình tự kéo 2 sợi dây ở cổ, sau đó kéo 2 sợi dây phía trên trán.

*Kiểm tra:

    Mặt nạ phải được kiểm tra trước mỗi lần sử dụng để đảm bảo nó luôn trong điều kiện hoạt động tốt nhất.

– Kiểm tra bên ngoài phương tiện chữa cháy

Cách kiểm tra như sau:

+ Kiểm tra vết nứt vết xước và vết dơ bẩn của mặt nạ. Phải đảm bảo mặt nạ, đặt biệt là các bề mặt tiếp xúc giữa mặt trùm và mặt của người sử dụng không bị mòn.

+ Kiểm tra van hít vào không có dấu hiệu của sự cong vẹo hay bị xé rách.

+ Đảm bảo dây đeo mặt nạ còn nguyên vẹn và có độ đàn hồi tốt.

+ Kiểm tra dấu hiệu rạn nứt, không an toàn của những bộ phận bằng nhựa dẻo. Phải đảm bảo rằng miếng đệm của bộ lọc được đặt đúng vị trí và trong điều kiện bảo quản tốt.

+ Mở nắp đậy van thở ra và kiểm tra van xem có dấu hiệu dơ bẩn, vặn vẹo hay bị xé rách. Sau đó lắp nắp đậy van lại như vị trí ban đầu.

+ Kiểm tra kính của mặt nạ xem có sự hư hỏng nào làm giảm tầm nhìn hay hiệu quả sử dụng của mặt nạ.

+ Kiểm tra bầu lọc xem còn thời hạn sử dụng không.

– Kiểm tra độ kín:

    + Kiểm tra áp suất dương

– Đặt lòng bàn tay lên nắp đậy của van thở và thở ra nhẹ nhàng.

– Nếu nhận thấy mặt nạ phồng lên nhẹ nhàng và không có không khí lọt ra ngoài là mặt nạ đảm bảo kín.

– Nếu nhận thấy không khí thoát ra ngoài thì chỉnh lại mặt trùm trên mặt người sử dụng hoặc điều chỉnh lại độ căng của dây đeo cho vừa với mặt. Sau đó tiến hành kiểm tra lại độ kín của mặt trùm lần nữa, nếu vẫn không kín thì không được đi vào khu vực bị ô nhiễm.

+Kiểm tra áo suất âm

– Đặt lòng bàn tay lên nóc đậy của hai phin lọc và hít thở vào nhẹ nhàng.

– Nếu nhận thấy mặt nạ dính nhẹ nhàng vào mặt người đeo và không có không khí từ ngoài lọt vào là mặt nạ đảm bảo kín.

– Nếu nhận thấy không khí tràn vào mặt trùm thì chỉnh lại mặt trùm trên mặt người sử dụng hoặc điều chỉnh lại độ căng của dây đeo cho vừa với mặt. Sau đó tiến hành kiểm tra lại độ kín của mặt trùm lần nữa, nếu vẫn không kín thì không được đi vào khu vực bị ô nhiểm.

* Bảo quản:

    – Chú ý:

+ Phải lau chùi mặt nạ sau mỗi lần sử dụng.

+ Không được sử dụng dung môi để lau chùi mặt nạ.

+ Kiểm tra tất cả các bộ phận của mặt nạ trước mỗi lần sử dụng. Trường hợp mặt nạ hoặc bất kì một bộ phận nào của mặt nạ bị hư hỏng thì phải sửa chữa lại hoặc thay thế mới.

 

– Trình tự bảo dưỡng phương tiện chữa cháy

    + Tháo phin lọc và kính mặt nạ nếu thấy cần thiết.

+ Lau mặt nạ ( không gồm phin lọc) bằng cách ngâm vào nước ấm ở nhiệt độ không quá 49°C và dùng bàn chải mềm cọ rửa cho đến khi sạch.

+ Làm sạch mặt nạ bằng cách ngâm trong dung dịch tẩy1/4 Amoniac hoặc các chất tẩy rửa khác.

+ Rửa nhẹ nhàng trong nước sạch, ấm và để khô ở nơi không khí sạch.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114