Kiểm tra thi công hệ thống cung cấp nước chữa cháy

 

Hệ thống cung cấp nước chữa cháy được các công ty, doanh nghiệp, tổ, đội … có năng lực và chức năng thi công công trình cấp thoát nước cho nhà và công trình thực hiện. Trong quá trình thi công bộ phận giám sát cần phải thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình thi công với các mục đích:

– Đảm bảo thi công đúng theo bản vẽ thiết kế đã được thẩm duyệt bởi cơ quan PCCC.

– Đảm bảo các vật tư, thiết bị thi công đúng theo dự toán và thuyết minh dùng cho công trình;

– Đảm bảo đúng quy trình, an toàn trong thi công công trình cấp nước phục vụ chữa cháy;

Nội dung công tác kiểm tra trong quá trình thi công công trình cung cấp nước chữa cháy cho nhà và công trình bao gồm các công việc sau:

– Kiểm tra khối lượng, chất lượng vật tư, thiết bị phục vụ công tác thì công. Qúa trình này cần phải nắm rõ các thiết bị, vật tư đã được dự toán cho công trình, so sánh, đối chiếu các chỉ số về chất liệu ống, độ dày thành ống, đường kính ống, chiều dài các đoạn ống, các van khóa… các thiết bị như bơm chữa cháy, tủ điều khiển…đúng theo thiết kế và dự toán;

– Kiểm tra tiến độ thi công, trình tự thi công các hạng mục, lắp đặt các trang thiết bị theo đúng thứ tự thực hiện các công việc;

– Kiểm tra chất lượng công việc xây lắp các hạng mục, trang thiết bị công trình;

– Kiểm tra công tác an toàn thi công. Thực hiện các thủ tục kiếm tra theo quy định.

Qúa trình kiểm tra được thực hiện bởi những người có chuyên môn, có kinh nghiệm, trách nhiệm về công việc thi công công trình PCCC.

 

Nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Hệ thống cung cấp nước chữa cháy sau khi lắp đặt xong, trước khi đưa vào sử dụng phải được nghiệm thu. Nghiệm thu hệ cung cấp nước chữa cháy có thể tiến hành đồng thời với việc nghiệm thu toàn bộ công trình hoặc tiến hành độc lập khi nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình và phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Điều 17 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP như sau:

Thành phần hồ sơ nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy

– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trong đó có hạng mục cung cấp nước chữa cháy;

– Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiên PCCC cụ thể là các thiết bị cung cấp nước chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;

– Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục hệ thống cung cấp nước chữa cháy.

– Các bản vẽ hoàn công hệ thống cung cấp nước chữa cháy, sự phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống cung cấp nước chữa cháy cho công trình;

– Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị của hệ thống cung cấp nước chữa cháy.

Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

Thành phần đoàn kiểm tra nghiệm thu

Thành phần đoàn kiểm tra nghiệm thu

Thành phần đoàn kiểm tra nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Tham gia nghiệm thu, ngoài Lãnh đạo đại diện chủ đầu tư, phải có các đơn vị như đơn vị thi công liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy, đơn vị tư vấn giám sát (nếu có) hoặc cán bộ được phân công giám sát công trình thuộc chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế và cơ quan quản lý về PCCC bao gồm các thành phần sau:

– Đối với Cảnh sát PCCC các Tỉnh, Thành phố: Tùy thuộc vào tính chất quy mô của công trình và phân cấp quản lý cơ sở mà thành phần tham gia nghiệm thu gồm:

+ Đại diện Ban Giám đốc Cảnh sát PCCC Tỉnh, Thành phố.

+ Đại diện Lãnh đạo Phòng hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy; Phòng Tham mưu; Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy; Phòng Cứu nạn, cứu hộ; và Phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện, thị xã.

+ Đại diện Ban Chỉ huy Đội hướng dẫn thẩm duyệt về PCCC.

+ Đại diện Ban Chỉ huy Đội hướng dẫn kiểm tra an toàn về PCCC.

+ Cán bộ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy cho công trình.

+ Cán bộ kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy quản lý cơ sở.

+ Cán bộ kiểm tra an toàn PCCC quản lý địa bàn.

– Đối với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an các Tỉnh, Thành phố, thành phần tham gia nghiệm thu gồm:

+ Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng phụ trách công tác kiểm tra.

+ Đại diện Ban Chỉ huy Đội Kiểm tra an toàn PCCC.

+ Đại diện Ban Chỉ huy Đội Tham mưu, Tổng hợp.

+ Cán bộ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy cho công trình.

+ Cán bộ kiểm tra an toàn PCCC quản lý địa bàn.

Trình tự và nội dung kiểm tra nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Trình tự và nội dung kiểm tra nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Trình tự và nội dung kiểm tra nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy

– Nội dung kiểm tra nghiệm thu hệ thống cung cấp nước chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (Căn cứ Điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP). Trong quá trình nghiệm thu nhưng phải lưu ý:

+ Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu do Chủ đầu tư chuẩn bị;

+ Kiểm tra việc thi công, lắp đặt thiết bị, hệ thống cung cấp nước chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;

+Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các thiết bị, hệ thống cung cấp nước chữa cháy trong công trình khi xét thấy cần thiết.

– Lập biên bản kiểm tra và ra văn bản xác nhận nghiệm thu về hệ thống cung cấp nước chữa cháy.

+ Khi công trình thi công không đúng theo nội dung hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt, không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA và ghi nhận đầy đủ các thiếu sót, tồn tại về phòng cháy và chữa cháy, kiến nghị Chủ đầu tư thi công công trình đúng theo hồ sơ thiết kế đã thẩm duyệt, thực hiện các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC và kết luận công trình chưa đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy để nghiệm thu đưa vào sử dụng. Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức thực hiện các yêu cầu theo nội dung biên bản kiểm tra đã lập.

+ Khi công trình thi công đúng theo nội dung hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt hoặc các kiến nghị cơ quan Cánh sát PCCC, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy thì thống nhất ký thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy ra văn bản xác nhận nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

+ Biên bản kiểm tra nghiệm thu phải được lập ngay sau khi kết thúc công tác kiểm tra nghiệm thu công trình, ghi nhận đầy đủ các nội dung kiểm tra, thử nghiệm, kết luận, kiến nghị và thông qua nội dung biên bản trước tất cả các thành viên đoàn kiểm tra nghiệm thu trong ngày. Đối với các công trình có quy mô lớn, phức tạp, thời gian kiểm tra kéo dài trên 01 ngày, Trưởng đoàn kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có thể quyết định thời gian thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu nhưng không quá một ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng kiểm tra nghiệm thu kết thúc.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114