TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KIỂM ĐỊNH BÌNH CHỮA CHÁY CÓ BÁNH XE

A.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

I.Phạm vi áp dụng

Tài liệu hướng dẫn kiểm định này áp dụng để hướng dẫn kiểm định chủng loại mẫu mã nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất và các thông số kỹ thuật đối với bình chữa cháy có bánh xe sau khi sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

Tài liệu này áp dụng để kiểm định bình chữa cháy có bánh xe ( bình chữa cháy, bình bột chữa cháy, bình CO2 chữa cháy, bình khí/lỏng sạch chữa cháy, bình dùng bình chữa cháy gốc nước…) có khối lượng tổng lớn hơn 20kg đến 450kg được thiết kế để được vận hành và vận chuyển đến đám cháy bởi 1 người.

Trong tài liệu này, bình chữa cháy có bánh xe được gọi tắt là bình chữa cháy.

Các bình chữa cháy sau khi hỏng, hết hạn, nếu nạp lại phải kiểm định lại theo đúng trình tự hướng dẫn của tài liệu này.

II.Đối tượng áp dụng

Các đơn vị được phép thực hiện kiểm định bình chữa cháy được quy định tại Khoản 5, Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.

B.YÊU CẦU HỒ SƠ VÀ MẪU KIỂM ĐỊNH

I.Hồ sơ đề nghị kiểm định

Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số………ngày………………của C07.

II.Mẫu kiểm định

  • Đối với kiểm định mẫu

Thực hiện đầy đủ các yêu cầu tại tiêu chuẩn TCVN 7027:2013.

III.Đối với kiểm định lưu thông

Phương pháp lấy mẫu được quy định tại Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2104 của Bộ Công an, lấy xác suất không quá 5% lô phương tiện đề nghị kiểm định để kiểm tra các thông số kỹ thuật theo các nội dung quy định tại Khoản 4.1 của tài liệu này.

Tất cả các bình trong lô phương tiện lấy mẫu đều được kiểm tra nhãn mác theo quy định; trong đó lấy xác suất tối thiểu 10 bình chữa cháy trong tổng số mẫu đã lấy để thử nghiệm theo các nội dung tại mục 5.2.4.2 (các vỏ bình và kết cấu liên quan sau khi thử nghiệm ở phần trước được thử nổ, thử biến dạng).

Các bình còn lại sau khi kiểm tra trả lại đơn vị đề nghị kiểm định.

Cán bộ kiểm định phải trực tiếp đến nơi để bình chữa cháy ( của đơn vị đề nghị kiểm định) và trực tiếp lấy mẫu xác suất ngẫu nhiên.

Bình chữa cháy FireSTAR có bánh xe

C.THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH LƯU THÔNG

Các thiết bị , dụng cụ kiểm định phù hợp với đối tượng kiểm định bao gồm:

– Cân dùng để cân bình chữa cháy

-Thước đo độ dài cấp chính xác 1mm

-Đồng hồ bấm giây, cấp chính xác 0,1s

-Thiết bị đo độ ẩm gỗ

-Quần áo, ủng, mũ, găng tay chống nóng, nhiệt dùng trong thử nghiệm chữa cháy

-Các khay thử đám cháy loại B với kích thước khác nhau, các khay mồi cháy với kích thước khác nhau, thanh gỗ thử trong đám cháy loại A, nhiên liệu heptane trong thử nghiệm đám cháy loại B (theo quy định tại Bảng 7,8,9 TCVN 7026 : 2013).

-Hai thanh sắt góc 63mmx38mm hoặc giá đỡ thích hợp khác đặt trên các khối trụ bê tông hoặc khung đỡ.

-Thiết bị thử nổ thủy lực

-Thước cặp, thước đo panme cấp chính xác 0,1mm

D.NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT

I.Kiểm tra về thông số kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật và ghi nhãn

1.Yêu cầu

– Hồ sơ catalog của nhà sản xuất hoặc đơn vị đề nghị kiểm định phải cung cấp ít nhất các thông số kỹ thuật như sau:

+ Thành phần chất chữa cháy, loại khí nén đẩy trực tiếp vào bình chữa cháy hoặc khí nén vào chai khí đẩy dùng trong bình chữa cháy

+ Nhiệt độ vận hành

+ Công suất bình chữa cháy

+ Áp suất làm việc, áp suất làm việc lớn nhất, áp suất thử, áp suất nổ nhỏ nhất.

+Áp suất làm việc lớn nhất Pms  là áp suất cân bằng trong một bình chữa cháy được nạp và nén một cách bình thường và được ổn định tại nhiệt độ 60ᵒC trong thời gian ít nhất là 18h.

Áp suất làm việc Ps là áp suất cân bằng trong một bình chữa cháy được nạp và nén một cách bình thường và được ổn định tại nhiệt độ 20ᵒC trong thời gian ít nhất là 18h.

– Đối với nhãn mác của bình chữa cháy phải yêu cầu thỏa mãn yêu cầu sau (Điều 9 Ghi nhãn và màu sắc TCVN 7027):

+ Các hướng dẫn về vận hành, nạp lại, kiểm tra và bảo dưỡng phải được ghi trên biển nhãn kim loại bằng cách khắc hoặc dập nổi biển nhãn gia công áp lực được gắn vào thành bên và hoặc có dạng màng sơn mỏng  in trực tiếp trên than bình chữa cháy.

+ Ghi nhãn phải nhận biết được bình chữa cháy về loại chất chữa cháy và phải bao gồm tên của nhà sản xuất, số hiệu của mẫu (model), công suất và phân loại bình chữa cháy, số thứ tự theo loạt sản xuất (hoặc số seri của bình).

+ Ghi nhãn trên mỗi bình chữa cháy phải bao gồm khối lượng cả bì chính xác của bình hoặc khối lượng cả bình nhỏ nhất và lớn nhất, có thể kèm dung sai. Khối lượng cả bình phải bao gồm khối lượng của bình chữa cháy đã được nạp và khối lượng của bộ phận phun.

+ Ghi nhãn phải bao gồm phạm vi nhiệt độ sử dụng của bình chữa cháy như “ cho phép sử dụng ở nhiệt độ từ…đến…” hoặc tương đương.

+ Năm sản xuất hoặc hai chữ số cuối cùng của năm dương lịch và áp suất thử tại nhà máy phải được ghi bền vững trên thân bình chữa cháy hoặc biển không di chuyển được

+ Đối với bình chữa cháy nạp lại được, hướng dẫn nạp lại (nếu có) trên thân bình phải nêu rõ khối lượng và chất chữa cháy được dung để nạp lại, áp suất của khí đẩy hoặc sử dụng chai khí đẩy được nạp đúng và đầy đủ.

+Phải tham khảo hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất về thiết bị và kỹ thuật được sử dụng trong nạp lại bình chưa cháy.

+Chỉ được sử dụng các chi tiết thay thế của nhà sản xuất cho nạp lại bình chữa cháy.

+Thay vì hướng dẫn chi tiết cho  việc nạp lại, người sử dụng có thể được chỉ dẫn đưa bình chữa cháy trở về cho người bán hoặc nhà sản xuất để nạp lại bằng cách sử dụng các từ sau hoặc tương đương “Đưa về cho người được quyên nạp lại để nạp lại phù hợp với Sổ tay hướng dẫn sử dụng Số…”

– Các bình chữa cháy phải đảm bảo khả năng chữa cháy nhỏ nhất theo quy định tại Bảng 4, 5 tại TCVN 7026.

2. Phương pháp kiểm tra

Kiểm tra hồ sơ, Catalog, nhãn mác, tài liệu của đơn vị đề nghị kiểm định cung cấp theo các yêu cầu đã nêu ở mục 4.1.1 và so sánh đối chiếu với các yêu cầu.

2.1.Kiểm tra dung sai nạp, thời gian phun, tầm phun xa, lượng chất chữa cháy còn lại sau khi sử dụng

a)Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

Thiết bị thí nghiệm bao gồm các thiết bị mô tả ở mục 3.1, 3.2, 3.3 và tối thiểu 01 bình chữa cháy được sử dụng  trong thử nghiệm.

b)Phương pháp kiểm tra, thử nghiệm

Thử nghiệm theo Điều 5 TCVN 7027:2013, Điều 6.2 TCVN 7027:2013 và Điều 6.3 tại TCVN 7027:2013.

c)Trình tự tiến hành

– Cân bình chữa cháy.

– Giữ bình chữa cháy bằng tay và để cho bình đứng yên trong quá trình thử.

– Dùng một phông đen có ghi dấu để hiển thị khoảng cách theo chiều nằm ngang (nếu thử nghiệm trong nhà thì dùng hệ thống chiếu sáng thích hợp khi phun chất chữa cháy).

– Đặt bình vào vị trí làm việc bình thường với vòi phun được giữ nằm ngang cách mặt sàn 1m.

– Phun hết bình chữa cháy (van điều khiển phải được mở hoàn toàn trong vòng 5 phút).

– Ghi lại tầm phun của bình chữa cháy là khoảng cách tại thời điểm tương ứng với 50% thời gian phun có hiệu quả.

Chú ý:

-Khi khó xác định tầm phun có hiệu quả bằng mắt, cũng có thể sử dụng các biện pháp bổ sung như các hộp thu gom, các tấm làm ngưng tụ khí hóa lỏng.

– Đo và ghi lại thời gian từ lúc mở van điều khiển cuối cùng đến lúc bắt đầu phun. Thời gian phun có hiệu quả là thời gian từ lúc chất chữa cháy bắt đầu được phun không ngắt quãng  với van được mở hoàn toàn đến khi phun ra chỉ khí đẩy. Đo và ghi lại thời gian phun có hiệu quả.

– Đối với các bình chữa cháy dùng khí, cân lại, và sau đó tính toán và ghi lại lượng nạp còn lại. Đối với tất cả bình chữa cháy khác cân lại, làm cạn chất chữa cháy còn lại, sau đó cân lại hoặc đo và ghi lại sự thay đổi của chất chữa cháy còn lại. Lấy giá trị cân lần 1 trừ đi giá trị cân lần 2, từ đó tính toán được khối lượng nạp của chất chữa cháy và khí đẩy. So sánh với lượng nạp danh nghĩa (m1t ), dung sai nạp được tính như sau: ∆= (mtt –m1t)*100/m1t

3. Yêu cầu và kết quả

– Tất cả các bình chữa cháy phải hoạt động trong vòng 5 giây sau khi van điều khiển cuối cùng được mở.

– Đo và ghi lại thời gian từ lúc mở van điều khiển tới lúc bắt đầu phun , thời gian này phải không được nhỏ hơn thời gian phun nhỏ nhất trong bảng dưới đây.

-Đối các bình chữa cháy loại A phải thỏa mãn cả yêu cầu về tầm phun xa.

-Đối với các bình chữa cháy dùng khí, cân bình lại, sau đó tính toán và ghi lại lượng nạp còn lại.

-Đối với tất cả bình chữa cháy khác, cân lại bình, làm cạn chất chữa cháy còn lại, sau đó cân lại bình hoặc đo và ghi lại sự thay đổi của chất chữa cháy còn lại.

Các chất chữa cháy phải phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng nêu trong bảng sau:

Chất chữa cháy Dung sai nạp (∆, %) Thời gian phun có hiệu quả (s) Lượng nạp còn lại Thời gian bắt đầu phun (s) Tầm phun xa, m
Bột chữa cháy ± 2% ≥ 20 và ≥ 30 (đám cháy loại A) ≤ 10% ≤ 5 ≥ 6
Cacbon đioxit -5% ≤ ∆ ≤0% ≤ 10% ≤ 5 ≥ 6
Chất chữa cháy sạch -5% ≤ ∆ ≤ 0%  

≤ 10%

≤ 5 ≥ 6
Chất chữa cháy gốc nước -5% ≤ ∆ ≤ 0% (theo thể tích) 40 ≤ t ≤ 210 ≤ 5 ≥ 6 ( trừ bình có trang bị vòi phun thì ≥3m)
Bình chữa cháy có tem kiểm tra chất lượng lưu thông

Bình chữa cháy có tem kiểm tra chất lượng lưu thông

4.Kiểm tra hiệu quả chữa cháy

4.1.Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

Thiết bị thí nghiệm bao gồm thiết bị mô tả ở mục 3.2, 3.4, 3.5, 3.6, 3.3 và tối thiểu 06 ảnh bình chữa cháy dùng trong thử nghiệm (03 bình thử nghiệm đám cháy loại A, 03 bình thử nghiệm đám cháy loại B).

Đối với loại chữa cháy chỉ chữa cháy được đám cháy loại B, C thì chỉ cần tối thiểu 03 bình chữa cháy để thử nghiệm công suất chữa cháy đám cháy loại B.

Đám cháy thử gồm có một cũi làm bằng các thanh gỗ và khay mồi cháy để đốt lửa trên sàn phòng thử bên dưới cũi gỗ.

Các thanh gỗ tạo thành các mặt bên ngoài của cũi có thể được kẹp hoặc đóng đinh lại với nhau để tạo ra độ bền. Xếp mỗi lớp các thanh gỗ vuông góc với lớp dưới.

Xếp các thanh gỗ trên mỗi lớp cách đều nhau và tạo thành hình vuông có các cạnh bằng chiều dài của thanh gỗ.

Dùng các thanh gỗ thông, linh sam hoặc gỗ khác có tính chất tương đương, hàm lượng ẩm 10% đến 14% theo khối lượng (dùng dụng cụ xác định độ ẩm để đo).

Công suất KT khay mồi cháy, mm Heptane (lít) Số lượng gỗ (thanh) Kích thước thanh gỗ, mm (dài, rộng, cao) Sắp xếp các thanh gỗ
1A

2A

3A

4A

6A

10A

15A

20A

400x400x100

535x535x100

635x635x100

700x700x100

825x825x100

1000x1000x100

1090x1090x100

117x1170x100

1,1

2,0

2,8

3,4

4,8

7,0

7,6

8,2

72

112

144

180

230

324

450

461

500 x (39±1)x(39±1)

635 x (39±1)x(39±1)

735 x (39±1)x(39±1)

800 x (39±1)x(39±1)

925 x (39±1)x(39±1)

1100 x (39±1)x(39±1)

1190 x (39±1)x(39±1)

1270 x (39±1)x(39±1)

6 thanh/ 12 lớp

7 thanh/ 16 lớp

8 thanh/ 18 lớp

9 thanh/ 20 lớp

10 thanh/ 23 lớp

12 thanh/ 27 lớp

15 thanh/ 30 lớp

17 thanh/ 33 lớp

Chú thích: Tất cả các cũi đều là hình lập phương có thể tích của không gian hở gần bằng thể tích của gỗ. Mỗi công suất loại A được ký hiệu bởi một số chữ số trong dãy số tỷ lệ với khối lượng gỗ của một cũi 10A

Yêu cầu của đám cháy thử loại B như sau:

Công suất Thời gian phun nhỏ nhất, s Thể tích chất lỏng, 1 Kích thước của khay đám cháy thử
Đường kính, mm Chiều sâu bên trong, mm Chiều dày nhỏ nhất của thành và đáy, mm Diện tích bề mặt khay, m
8B 8 579 ± 10 150 ± 5 2,0 0,25
13B 13 720 ± 10 150 ± 5 2,0 0,41
21B 8 21 920 ± 10 150 ± 5 2,0 0,66
34B 8 34 1170 ± 10 150 ± 5 2,5 1,07
55B 9 55 1480 ± 10 150 ± 5 2,5 1,73
70B 9 70 1670 ± 15 150 ± 5 2,5 2,2
89B 9 89 1890 ± 20 200 ± 5 2,5 2,8
113B 12 113 2130 ± 20 200 ± 5 2,5 3,55
144B 15 144 2400 ± 25 200 ± 5 2,5 4,52
183B 15 183 2710 ± 25 200 ± 5 2,5 5,75
233B 15 233 3000 ±30 200 ± 5 2,5 7,32
– Thể tích chất lỏng: 1/3 nước và 2/3 heptane

– Diện tích bề mặt khay S=0.25D2 (D là đường kính khay)

– Chiều sâu bên trong: được đo từ vành khay đến đáy khay

Tùy theo số lượng chất chữa cháy của bình chữa cháy dùng cho đám cháy loại A,B để thử nghiệm, tuy nhiên đám cháy thử phải đảm bảo công suất nhỏ nhất theo quy định tại bảng dưới đây:

– Loại A: tối thiểu 4A

– Loại B: Quy định theo bảng sau

Bột Chất chữa cháy sạch Nước/Chất tạo bọt Cacbon đioxit
Lượng nạp(kg) Công suất nhỏ nhất Lượng nạp (1) Công suất nhỏ nhất Lượng nạp (1) Công suất nhỏ nhất Lượng nạp(kg) Công suất nhỏ nhất
≥3, ≤ 4 55B >4, ≤6 55B >6, ≤9 89B ≥5 55B
>4, ≤6 89B >6, ≤8 89B >9, ≤10 144B
>6, ≤9 144B >8 89B >10 144B
>9 144B

 

Yêu cầu về công suất chữa cháy đối với các bình chữa cháy thông dụng

5.Phương pháp kiểm tra thử nghiệm: Theo phương pháp thử nghiệm trong Điều 8 TCVN 7026.

5.1. Trình tự tiến hành kiểm định bình chữa cháy có bánh xe

– Thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường không cao hơn 30ᵒC. Kiểm tra kích thước gỗ, khay mồi, khay thử đám cháy loại B.

– Trước khi thử phải đặt các bình vào vị trí làm việc bình thường không dưới 24 giờ ở nhiệt độ (20±5)ᵒC và duy trì nhiệt độ ấy cho đến khi thử, sau đó các bình chữa cháy dùng bột chữa cháy phải được thử rơi nhẹ.

-Người vận hành được phép vận hành bình chữa cháy có chai khí đẩy để tăng áp suất làm việc trong thân bình trước khi phun.

– Chuẩn bị quần áo chống nóng cho người phun bột, mũ chữa cháy với tấm che mặt chống nóng, găng tay bằng vải cách nhiệt.

5.2. Thử khả năng chữa cháy loại A

– Tiến hành thử trong buồng kín của phòng thí nghiệm , ngăn gió lùa để không cản trở sự phát triển tự nhiên của đám cháy hay hiệu quả chữa cháy.

– Cũi gỗ đặt trên hai thanh sắt góc 63mm x 38mm hoặc giá đỡ thích hợp khác đặt trên các khối trụ bê tông hoặc khung đỡ sao cho chiều cao từ mặt sàn đến thanh đỡ là (400±10)mm.

– Điều chỉnh khay mồi cháy ngang bằng tới mức có thể và bổ sung đủ nước để phủ kín đáy khay.

-Đổ vào khay thể tích nhiên liệu n-heptane theo quy định tại Bảng trên (theo TCVN 7026) để mồi cháy cũi gỗ, đốt chay nhiên liệu.

-Cho phép cũi cháy tới khi khối lượng của nó giảm đi tới (55±2)% khối lượng ban đầu của cũi.

– Lấy bình chữa cháy phun bột vào đám cháy. Ban đầu phun vào phía trước từ khoảng cách không dưới 1,8m.

-Giảm khoảng cách phun và phun vào đỉnh, đáy, phía trước hoặc hai bên cũi nhưng không phun vào phía sau cũi. Giữ khóa ở vị trí mở để dòng bột phun ra tối đa.

5.3. Thử khả năng chữa chữa cháy loại B

– Có thể thử trong nhà và ngoài trời khi có tốc độ gió không dưới 1m/s và không quá 3m/s.

– Đặt khay nằm ngang, bằng phẳng với mặt đất xung quanh. Đổ nhiên liệu vào. Để tránh hậu quả do khuyết tật của khay gây ra, cần đổ thêm nhiên liệu sao cho độ sâu tối thiểu 15mm ở tất cả các điểm của khay, nhưng không quá 50mm ở bất cứ điểm nào trên chu vi khay.

– Đốt cháy nhiên liệu, cho phép nhiên liệu cháy tự do ít nhất 60 giây trước khi sử dụng bình chữa cháy.

– Đưa bình chữa cháy vào sử dụng, trong thời gian không lớn hơn 10 giây sau giai đoạn cháy tự do và hướng vòi phun lên đám cháy thử. Người phun bột không được đứng cách khay dưới 1,5m. Người phun có thể di chuyển quanh đám cháy ở bất  kỳ cự ly nào để đạt kết quả tốt nhất. Có thể tùy ý phun liên tục hoặc không được bước lên thành khay hoặc bước vào trong khay.

5.4. Yêu cầu và kết quả

Đối với các đám cháy loại A phải dập tắt được hai trong ba đám cháy thử nghiệm được mô tả ở mục 4.3.2.1.1.

Tất cả các ngọn lửa đã được dập tắt. Không còn nhìn thấy ngọn lửa nào sau 10 phút và bình chữa cháy đã phun hết.

Sự tồn tại của các ngọn lửa nhỏ còn sót lại trong khoảng thời gian 10 phút được bỏ qua.

Ngọn lửa nhỏ còn sót lại định nghĩa là ngọn lửa có chiều cao nhỏ hơn 50mm và kéo dài trong khoảng thời gian ít hơn 1 phút.

Nếu cũi loại A đổ xuống trong quá trình thử nghiệm được xem là không có hiệu lực và phải tiến hành thử nghiệm mới.

Đối với các đám cháy loại B, C phải dập tắt được hai trong ba đám cháy thử nghiệm được mô tả ở mục 4.3.2.1.2.

Tất cả các ngọn lửa đã được dập tắt và ở thời điểm nào đó trong khay vẫn còn tồn tại lượng heptane có chiều sâu nhỏ nhất là 5mm.

5.5. Vật tư tiêu hao trong thử nghiệm

Gỗ dùng trong thử nghiệm, nhiên liệu (n-heptane) sử dụng trong thử nghiệm từ 2 đến 3 đám cháy và sử dụng để mồi cháy A

Điện dùng để duy trì lò sấy gỗ trong thí nghiệm.

5.5.1.Kiểm tra về cấu tạo

  • Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

Thiết bị thử nghiệm được mô tả như ở 3.8 và tối thiếu 01 bình chữa cháy (đã được phun hết và từng bộ phận được tháo ra) dùng trong thử nghiệm.

  • Phương pháp kiểm tra thử nghiệm: Theo phương pháp thử nghiệm trong Điều 9 TCVN 7027.

5.6. Trình tự tiến hành:

– Đối với bình chữa cháy áp suất cao (áp suất àm việc PS không vượt quá 2,5MPa (25Bar)) phải đảm bảo rằng các mối hàn thấu liên tục và không có sai lệch trong đường hàn.

– Đo đường kính ngoài bình, chiều dày bình.

+ Bình phải có chiều dày đo được S lớn hơn chiều dày nhỏ nhất, tính bằng milimet, được cho theo công thức sau, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được nhỏ hơn 2mm với: t=D*Pt/2*S.

Trong đó: D là đường kính ngoài của bình hoặc đối với thân bình không phải là hình trụ, đường chéo ngoài lớn nhất của thân bình, được tính bằng milimet; Pt  lấp suất thử bình, tính bằng MPa;S  là 80% giới hạn chay nhỏ nhất của vật liệu do nhà sản xuất quy định, tính bằng N/mm2 .

– Kiểm tra về cụm ống mềm

+ Các bình chữa cháy có bánh xe phải được trang bị ống mềm có chiều dài tối thiểu 4m và vòi phun có van ngắt ở đầu mút ống mềm để cho phép vận hành gián đoạn.

+ Khi bình chữa cháy có bánh xe có lượng nạp chất chữa cháy không quá 25kg và 25 lít chiều dài nhỏ nhất của ống mềm là 2,5m.

+ Ống mềm và hệ thống nối ống phải vận hành được trong toàn bộ phạm vi nhiệt độ làm việc và hệ thống  nối ống phải được thiết kế và lắp ghép sao cho không làm hư hỏng ống mềm.

– Kiểm tra về áp kế và dụng cụ hiển thị của bình chữa cháy áp suất thấp

+ Bình chữa cháy có bánh xe loại có khí đẩy nén trực tiếp (trừ cacbon dioxit) dùng một ngăn (khoang) cho cả chất chữa cháy và khí đẩy phải được trang bị áp kế để chỉ báo giá trị áp suất trong ngăn qua đó biết được van đã mở hoặc đóng kín.

+ Mặt áp kế phải có ký hiệu các đơn vị thích hợp cho hiệu chuẩn áp kế như KPa hoặc bất cứ sự kết hợp nào của các đơn vị áp suất.

+ Áp suất lớn nhất được chỉ thị của áp kế phải nằm trong khoảng từ 150 % đến 250% của Ps nhưng không nhỏ hơn 120% của Pm.

Thang đo của áp kế phải hiển thị bằng màu lục phạm vi áp suất làm việc của bình chữa cháy các áp suất không (0), áp suất nạp và áp suất lớn nhất của áp kế phải được hiển thị bằng số và có vạch dấu.

+ Áp kế phải chịu áp suất 6xPs nhưng không nhỏ hơn MPa trong 1min mà không bị phá hủy.

Ngoài ra, nếu bộ phận duy trì áp suất nổ ở áp suất nhỏ hơn 8xPs thì không có chi tiết nào của áp kế được văng ra. Gắn một áp kế mẫu vào bơm áp suất thủy lực sau khi đã rút hết không khí ra khỏi hệ thống.

Áp kế mẫu được đặt trong lồng thử và tác động áp suất với tốc độ tăng khoảng 2,0MPa thới khi đạt áp suất thử yêu cầu Pt.

Giữ áp suất tại điểm này trong thời gian 1 min, sau đó tăng áp cho tới khi xảy ra sự phá hủy hoặc đạt tới 8xPs lấy giá trị nào xảy ra trước.

5.7.Kiểm tra về thử nổ, thử biến dạng

5.7.1.Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

Thiết bị thử nghiệm bao gồm thiết bị được mô tả ở 3.7 và tối thiểu 01 bình chữa cháy.

5.7.2.Phương pháp kiểm tra thử nghiệm: Theo phương pháp thử nghiệm trong Điều 8.3 theo TCVN 7027.

5.7.3.Trình tự tiến hành:

-Tính toán áp suất thử Pt: đối với các bình chữa cháy áp suất thấp là 1,43xPms hoặc 2,5xPs nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được nhỏ hơn 2,0 Mpa.

– Tính toán áp suất nổ nhỏ nhất Pb: Đối với các bình chữa cháy áp suất thấp là 2,7xPms hoặc 5xPs  nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được nhỏ hơn 5,5 MPa.

– Đổ một chất lỏng thích hợp đầy bình chữa cháy và tăng thêm áp suất lên với tốc độ không vượt quá (2,0±0,2) MPa/phút tới khi đạt được áp suất thử Pt.

– Ghi lại áp suất này và duy trì áp suất này trong 30 giây.

– Tăng áp suất tới áp suất nổ nhỏ nhất Pb

– Duy trì áp suất này trong vòng 1 phút mà không bị vỡ , thân bình phải giữ kín.

– Tăng áo suất lên tới khi xảy ra sự nở vỡ, ghi lại áp suất này

5.8. Yêu cầu và kết quả

– Phải chịu được áp suất thử Pt trong 30s mà không có sự rò rỉ, hư hỏng hoặc biến dạng nhìn thấy được (Điều 8.9.1.2 Thử trong sản xuất).

– Thử nổ không được làm cho thân vỏ bình vỡ thành từng mảnh

– Không được xảy ra ở mối hàn tại áp suát nhỏ hơn 5,4xPms hoặc 8,0MPa (80Bar), lấy giá trị lớn hơn.

– Trong quá trình thử nổ, không có chi tiết nào được văng ra khỏi bình chữa cháy. Thử nổ không được làm cho bìn vỡ ra thành mảnh.Sự nổ không được có bất kỳ dấu hiệu nào là do tính giòn, không được thể hiện dưới dạng khuyết tật đặc trưng trong kim loại. Sự vỡ nổ Không được xảy ra tới mối hàn ở áp suất nhỏ hơn 5,4 x Pms hoặc 8,0Mpa(80Bar), lấy giá trị lớn hơn.

– Thử biến dạng: không được có độ giãn nở dư vượt quá 10% độ giãn nở tổng khi một bình chưa được thử từ trước khi chịu tác dụng của áp suất thử Pt trong thời gian 30s. Đối với các bình đã chịu tác dụng của áp suất thử Pt thì áp suất thử Pt phải được tăng lên 10 %.

5.9.Vật tư tiêu hao trong thử nghiệm

Điện và nước dùng trong thử nghiệm.

E.TRÌNH TỰ KIỂM ĐỊNH

I.Chuẩn bị kiểm định

5.1.1.Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

5.1.2. Xây dựng kế hoạch kiểm định , phối hợp , thống nhất với đơn vị đề nghị và chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định, các biện pháp đảm bảo an toàn trước khi kiểm định.

5.1.3. Xem xét các yếu tố môi trường , thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

II. Các bước kiểm định

5.2.1. Kiểm tra thành phần hồ sơ hành chính và các tài liệu liên quan của bình chữa cháy xách tay theo quy định.

5.2.2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật được ghi trong hồ sơ thiết kế hoặc tài liệu kỹ thuật của bình chữa cháy. Nếu bình chữa cháy sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài thì đối chiếu so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

5.2.3. Lấy từng mẫu kiểm định theo yêu cầu kiểm định mẫu hoặc kiểm định lưu thông đối với từng chủng loại, ký hiệu mã bình chữa cháy đề nghị kiểm định theo quy định.

5.2.4. Trình tự kiểm định thực hiện lưu thông

Thực hiện các nội dung kiểm định 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 tại cơ sở sản xuất hoặc khu vưc thí nghiệm của cơ quan Cảnh sát PCCC. Trình tự kiểm định như sau:

– Kiểm định các nội dung theo thứ tự: 4.1 →4.2→4.4

– Kiểm định nội dung: 4.3→4.5.

Kết quả thực hiện có thể ghi chép vào bản ghi chép kết quả thử nghiệm do cán bộ thử nghiệm lập.

5.2.5. Kết luận và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC 18 quy định tại Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.

III. Đánh giá kết quả kiểm định

Bình chữa cháy được đánh giá là “Đạt” nếu thỏa mãn n hững điều kiện sau:

– Hồ sơ đề nghị kiểm định phải đảm bảo theo quy định;

– Kết quả kiểm tra chủng loại , mẫu mã, xuất xứ của bình chữa cháy phải phú hợp với hồ sơ đề nghị kiểm định;

– Kết quả thử nghiệm bình chữa cháy có các thông số kỹ thuật được ghi nhận tại hiện trường thử nghiệm phù hợp với thông số kỹ thuật theo tài liệu kỹ thuật , tiêu chuẩn, quy chuẩn. Các nội dung kiểm định đều phải đạt yêu cầu

IV.XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Thực hiện việc xử lý kết quả kiểm định theo như hướng dẫn tại Công văn kèm theo.

Trường hợp bình chữa cháy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị kiểm định đề xuất cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC và cấp tem kiểm định mẫu B đồng thời ghi rõ số hiệu tem trong giấy kiểm định và dán tem kiểm định tại vị trí cổ bình theo như quy đinh .

 

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114