Hình thức tuyên truyền, cổ động phòng cháy chữa cháy bằng hình ảnh

Hình thức tuyên truyền, cổ động phòng cháy chữa cháy bằng hình ảnh là phương thức tác động trực tiếp chủ yếu là thị giác của đối tượng, cho thấy rõ những hiện vật, hình ảnh cụ thể về phòng cháy chữa cháy, tạo cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc theo mục đích mà người tuyên truyền cổ động muốn truyền đạt, làm cho họ dễ hiểu, dễ nhớ và cổ vũ họ làm theo.

Xuất bản và phát hành các tư liệu trực quan cổ động phòng cháy chữa cháy

Tư liệu trực quan có nhiều loại khác nhau được xuất bản, phát hành về chuyên đề phòng cháy và chữa cháy, về nội dung có hai loại: loại tuyên truyền vận động và loại tuyên truyền hướng dẫn. Các tư liệu tuyên truyền vận động dành cho đa số quần chúng. Đó là những hình ảnh giới thiệu nguyên nhân các vụ cháy và các quy định về an toàn phòng cháy chữa  cháy.

Các tư liệu tuyên truyền hướng dẫn thường dành cho số ít người; chủ yếu là dành cho công nhân, người lao động, cán bộ kỹ thuật làm việc ở những nơi có nhiều hiểm nguy về cháy, nổ, độc,… Đó là những hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng điện, các loại nguồn nhiệt khác, các loại chất cháy, cách sử dụng các phương tiện dụng cụ chữa cháy.v.v… Tư liệu tuyên truyền thường nhiều hơn tư liệu hướng dẫn.

Tranh ảnh, panô áp phích cổ động phòng cháy chữa cháy

Tranh cổ động phòng cháy chữa cháy là một thể loại đặc biệt của nghệ thuật đồ họa trong nghệ thuật tạo hình, dùng hình vẽ là chính, kết hợp với khẩu hiệu làm phương tiện diễn đạt chủ đề tư tường. Có thể in hoặc sao chép ra nhiều bản dễ dàng mà giá trị gần như nguyên bản.

Panô áp phích cổ động ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 4/10

Tranh cổ động phòng cháy chữa cháy phải có tác dụng giữ chân người ta chú ý xem và có sức lôi cuốn họ chăm chú vào nội dung mà tác giả thể hiện trong bức tranh. Tranh cổ động phải làm cho người xem lĩnh hội được rất nhanh nội dung tư tưởng nên hình thức của nó phải “đập”vào mắt.

Để đạt hiệu quả đó, người vẽ phải dùng thủ pháp đặc biệt: hình tượng truyền cảm khải quát; phương pháp biểu hiện là những mảng hình với đường nét đơn giản, dễ hiểu, nổi bật; màu sắc sặc sỡ bố cục xây dựng táo bạo, khẩu hiệu ngắn gọn bổ sung cho hình ảnh nhằm nhanh chóng tạo ấn tượng mạnh và sâu. Có sức lôi cuốn thúc đẩy người xem hành động theo phương hướng, mục đích mà nội dung bức tranh nêu ra.

Nguyên tắc chung về ngôn ngữ của tất cả các loại tranh là màu sắc, đường nét. Tranh cổ động phòng cháy chữa cháy khác các loại tranh khác (sơn dầu, sơn mài, lụa…), xuất phát từ sự khác biệt về chức năng, mục đích. Mục đích của các loại tranh nói chung là nhằm phản ánh, miêu tả cuộc sống thông qua sự nhận thức, đánh giá và thẩm mỹ của tác giả. Ọua đó, thực hiện chức năng giáo dục tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của quần chúng. Mục đích của tranh cổ động phòng cháy chữa cháy là dùng hình ảnh cụ thể của thực tế cuộc sống để xây dựng những hình tượng nhằm biểu hiện những nội dung tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt tới người xem, nhằm hướng dẫn người xem suy nghĩ và hành động theo cái đích mà tác giả mong muốn. Tranh cổ động không miêu tả cuộc sống. Vì vậy, hình tượng ở tranh cổ động thường mang tính đại diện, tính khái quát chứ không có tính miêu tả.

Trong tranh cổ động phòng cháy chữa cháy, hình vẽ, câu chữ, cách thể hiện đường nét, màu sắc phải tập trung làm nổi bật chủ đề. Trong một bức tranh cổ động không thể đưa ra nhiều chi tiết, nhiều vấn đề. Tranh cổ động thường dùng những hình ảnh tượng trưng để diễn đạt những khái niệm trừu tượng của tư duy.

Về bố cục, tranh cổ động có thể ghép những con người, những sự vật, những hoạt động điền ra trong những không gian khác nhau vào trong cùng một bức tranh.

Câu chữ là một bộ phận quan trọng trong tranh cổ động phòng cháy chữa cháy. Trên tranh cổ động, câu chữ có giá trị như một khẩu hiệu nên cần phải chính xác, ngắn gọn và đúng với đường lối, quan điểm và phương hướng nhiệm vụ của Đảng. Chữ kẻ phải chân phương, rõ ràng, dễ đọc. Tránh dùng kiểu chữ cầu kỳ khó xem.

Hình và màu sắc phải đơn giản, rõ ràng, rành mạch, không quá tỉ mỉ. Mảng hình lớn, màu sắc tươi, khỏe để dễ tạo ấn tượng mạnh, tác động nhanh; càng ít màu càng tốt để dễ in nhiều bản, nhanh và rẻ tiền.

Đặc biệt lưu ý tới các tư liệu trực quan về chuyên đề phòng ngừa trẻ em nghịch lửa gây ra các vụ cháy. Tranh vẽ và lời giải thích, giới thiệu cần dễ nhớ, dễ hiểu nhưng không gây cho trẻ em tính hiếu kỳ, tò mò, tuỳ ý bắt chước, làm lại thử những cái đã cấm. Hậu quả trẻ em nghịch lửa gây cháy cần nhấn mạnh và chỉ rõ để ngăn cản phòng ngừa trẻ em không chơi đùa, nghịch diêm, lửa, thiết bị điện đốt nóng.v.v… Có thể có các tranh với nội dung như: “Để diêm xa trẻ em”; “Cậu bé nghịch đùa với lửa”; “Các bạn tôi bị bỏng đo nghịch lửa, đừng đùa với lửa”; “Đùa nghịch với lửa là nguyên nhân gây cháy”; “Không đưa diêm cho trẻ em”v.v…

Các tranh ảnh, panô, áp phích về chuyên đề phòng cháy và chữa cháy với các nội dung phong phú khác nhau cần được treo, trưng bày ở chỗ đông người qua lại, ở chỗ có nhiều nguy hiểm cháy, nổ. Tập trung mang đến từng khu vực vào những thời điểm có nhiều người như: ở công viên vào ngày chủ nhật, ngày lễ, bến tầu, bến xe, trường học, nơi họp chợ, trước các rạp chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, hoạt động thể thao v.v…

Sử dụng các tủ trưng bày công khai

Sử dụng các tủ bày công khai đổ mọi người qua lại thấy được các hiện vật, hình ảnh thu được ở các vụ cháy hay các vụ vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy. Trong tủ, trưng bày các hiện vật có thật thu được từ các vụ cháy như: bếp điện, bàn Ià, dây mai so, bếp dầu, đèn dầu là những vật gây cháy trực tiếp, các cầu chì tự tạo, các dụng cụ phương tiện buôn bán xăng dầu trái phép, các bản kiểm điểm của người gây cháy…

Sử dụng các tủ bày công khai đổ mọi người qua lại thấy được các hiện vật PCCC

Trưng bày kèm theo là các bức ảnh chụp hiện trường cháy, sự phá hủy của cháy, ảnh các nạn nhân bị chết do cháy, bị bỏng, những chủ nhân của các hiện vật gây cháy và các quyết định, hình thức xử lý. Cần có những lời giải thích hoặc giới thiệu cụ thể từng hiện vật, hình ảnh trưng bày. Để thu hút sự chú ý của người xem, cần có những tiêu đề, đầu đề với màu sắc đậm, nội dung kích thích để tạo sự tò mò hứng thú như: “Đây là hậu quả vụ cháy hôm nay!”…v.v

Phải thường xuyên bổ sung, thay thế các hiện vật hình ảnh mới trưng bày trong tủ, sao cho các hiện vật, ảnh trưng bày trong tủ luôn luôn mang tính thời sự hàng ngày, hàng tuần, có như vậy mới thu hút được nhiều người thường xuyên đến xem. Như vậy hiệu quả của hình thức tuyên truyền, cổ động phòng cháy chữa cháy này mới cao và đáp ứng kịp thời được yêu cầu của công tác tuyên truyền, cổ động quần chúng phòng cháy và chữa cháy Việc làm các tủ trưng bày để tuyên truyền là một việc làm dễ có thể thực hiện được ở tất cả các đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, có thể tổ chức làm được ở cả một số cơ sở kinh tế trọng điểm có nhiều nguy hiểm về cháy cũng như trong các trường học, khu phố v.v…

Viết tin bài đăng trên các báo, tạp chí và trên các bảng tin ở trung ương, địa phương, ngành và ở mỗi cơ sở để tuyên truyền, cổ động quần chúng phòng cháy và chữa cháy. Tin, bài đăng báo có thể dùng hình thức là một bài báo, một bản tin, một bài bình luận, bài thơ, ca dao hò vè, châm biếm để phê bình nhẹ nhàng dí dỏm, nhưng phải đảm bảo đúng việc thật, người thật, không mang mục đích đả kích cá nhân, bêu riếu quần chúng. Cần sử dụng có hiệu quả các bảng tin, báo tường ở các đơn vị cơ sở và những khu vực công cộng để đưa tin về phòng cháy và chữa cháy.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114