Hình thức tuyên truyền, cổ động phòng cháy chữa cháy

Hình thức tuyên truyền, cổ động phòng cháy chữa cháy bằng âm thanh

Cổ động phòng cháy chữa cháy bằng âm thanh là hình thức tuyên truyền, cổ động bằng lời nói trực tiếp để thông tin, giải thích kịp thời về công tác phòng cháy chữa cháy, cổ vũ động viên mọi người tỏ rõ thái độ và hành động về công tác phòng cháy chữa cháy

Đây là công việc mà tất cả các cán bộ kiểm tra đều có trách nhiệm phải thực hiện. Nếu cán bộ kiểm tra nào không sử dụng được khả năng này, không chuẩn bị cho các cuộc tọa đàm với quần chúng khi kiểm tra và coi thường sức mạnh của lời nói sinh động, thì cán bộ kiểm tra đó để mất đi một cơ hội, một phương tiện tích cực to lớn để phòng ngừa, ngăn chặn cháy và chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình khi tiến hành kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Trao đổi, nói chuyện trực tiếp giữa cán bộ kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy với quần chúng

Vì họ là những người thường xuyên tiếp xúc với cơ sở nhất. Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra ở cơ sở, cán bộ phòng cháy và chữa cháy sẽ có các cuộc tiếp xúc gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo cơ sở, cán bộ, công nhân viên chức tại nơi sản xuất, làm việc, học tập… để có một cuộc nói chuyện ngắn về công tác phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở về tình hình phòng cháy và chữa cháy trong ngành, địa phương, trong nước và trên thế giới. Như vậy, người cán bộ kiểm tra đã tiến hành tuyên truyền.

Trong các cuộc gặp gỡ trao đổi cổ động phòng cháy chữa cháy như vậy, có thể cán bộ kiểm tra chi nói chuyện với một người, một nhóm nhiều người hoặc thậm chí toàn bộ số người đang tham gia sản xuất, làm việc, học tập (ở một ca, kíp sản xuất, ờ một tổ sản xuất, một phòng làm việc hay một lớp học v.v…). Nội dung nói chuyện là nêu lên những vi phạm mà qua kiểm tra vừa phát hiện được và đưa ra hướng dẫn biện pháp khắc phục hoặc hướng dẫn cách phòng ngừa ở từng vị trí cụ thể: Thời gian nói chuyện của các buổi tiếp xúc như vậy không nên kéo dài và nên tranh thủ vào những thời điểm nghỉ giải lao.

Tổ chức nói chuyện có tập trung đông người cổ động phòng cháy chữa cháy

Hình thức này có những ưu thế đặc biệt, đó là những hoạt động bằng lời nói, tác động chủ yếu vào ý thức, tư tưởng, tình cảm của con người, của tập thể người. Đặc điểm của biện pháp này được thể hiện tập trung ở những vấn đề chính sau đây:

  • Đó là sự giao tiếp trực tiếp đến tiến hành công tác tuyên truyền cổ động phòng cháy chữa cháy, tiếp xúc trực tiếp với thính giả mà không có sự ngăn cách nào

Đây cũng là đặc điểm lớn nhất, ưu thế lớn nhất vì chỉ có tiếp xúc trực tiếp giữa người nói với người nghe mới tạo ra môi trường gần gũi, hiểu biết và điều kiện tốt nhất để làm cho lời nói của người tuyên truyền trở lên sống động, có sức cuốn hút người nghe. Ngược lại người nghe cũng cảm thấy xuất hiện những rung cảm, xúc cảm thực sự của mình. Bằng mắt nhìn quan sát trực tiếp người nghe, bằng kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp, nhà tuyên truyền có thể biết được mọi người đang tiếp thu bài nói như thế nào, tâm trạng của họ ra sao để có thể điều chỉnh nội dung, lời nói, cử chỉ thích hợp, bổ sung các luận cứ, minh họa hướng vào việc thỏa mãn đến mức cao nhất sự quan tâm và hứng thú của người nghe.

Do được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng mà người làm công tác tuyên truyền cổ động phòng cháy chữa cháy biết được mình đang nói chuyện với ai, trình độ chính trị, văn hóa, nghề nghiệp, tuổi tác, tâm lý của họ như thế nào, họ đã được thông tin những vấn đề gì, nhu cầu và nguyện vọng của họ ra sao… để từ đó tiến hành công tác cổ động đúng đối tượng và lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp. Giúp cho mọi người hiểu rõ hơn vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình để có thể đóng góp, cống hiến cụ thể vào việc thực hiện những nhiệm vụ đó.

Đặc điểm này giúp cho việc đáp ứng tốt nhất những yêu cầu có tính nguyên tắc của công tác tuyên truyền là: Tuyên truyền phải đúng đối tượng, phù hợp với đối tượng.

  • Đặc điểm thứ hai là một phương thức tác động chủ yếu là bằng lời nói và biểu cảm, được thực hiện thông qua ngôn ngữ nói và cử chi, phong cách, thái độ của người nói

Sự hiểu biết, trí tuệ của con người được diễn đạt gửi gắm thông qua ngôn ngữ để chuyền tải thông tin tới người nghe. Lời nói có khả năng diễn đạt đầy đủ nhất nội dung thông tin và luôn luôn hướng về mục đích cụ thể, rõ ràng của nội dung cổ động phòng cháy chữa cháy.

Ngôn ngữ diễn đạt đúng, sử dụng một cách nhuần nhuyễn, xúc tích sẽ làm cho nội dung cần cổ động cổ động phòng cháy chữa cháy trở lên dễ hiểu, cuốn hút người nghe. Đặc biệt là trước đông đảo công chúng, lời nói còn là vũ khí sắc bén của cán bộ tuyên truyền. Vì vậy, người làm công tác tuyên truyền phải biết đi sâu nghiên cứu, học tập và rèn luyện để nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói một cách thành thạo, đạt tới những đỉnh cao về phẩm chất của ngôn ngữ nói là tính chính xác, sự giản dị dễ hiểu, tính thẩm mỹ, giàu âm thanh và hình tượng và được thể hiện một cách truyền cảm, phù hợp với đối tượng.

Chất lượng và hiệu quả công tác này được tăng lên rất nhiều nếu những bài phát biểu có sức truyền cảm, có khả năng làm xúc động quần chúng, tác động mạnh mẽ vào tình cảm con người, làm cho người nghe bỏ qua những thông tin nhiễu khác, tập trung sự chú ý vào lời nói của người nghe.

Mặt khác, thông qua cử chỉ, thái độ được thể hiện trên nét mặt ánh mắt, nụ cười, dáng đi… hòa cùng với lời nói của người nói, người nghe cảm thụ được sâu sắc hơn ý nghĩa và nội dung thông tin, tạo ra sự đồng cảm gần gũi giữa người nói với người nghe, làm cho hiệu quả cổ động cổ động phòng cháy chữa cháy được nâng lên rất nhiều.

  • Là hình thức tuyên truyền, giáo dục thực hiện được chức năng thông tin hai chiều thông qua cơ chế đối thoại giữa người nói và người,nghe

Biện pháp này có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức “độc thoại”: khi cán bộ tuyên truyền cổ động trực tiếp nói chuyện trước đông đảo người nghe, “đối thoại” được tiến hành không phải chỉ có lời nói của cán bộ tuyên truyền cổ động “từ trên dội xuống” mà còn có sự phản ánh những thắc mắc ý kiến đề xuất nguyện vọng của người nghe “từ dưới lên”. Qua đó, cán bộ tuyên truyền cổ động có thể giải đáp, trao đổi cụ thể hơn vào những vấn đề người nghe đang quan tâm, hướng dư luận vào những vấn đề cổ động cổ động phòng cháy chữa cháy một cách có hiệu quả hơn.

Trong hai hình thức “độc thoại” hay “đối thoại”: Đây là những hình thức có điều kiện và khả năng tiến hành các cuộc thảo luận, tranh luận, trao đổi ý kiến một cách sinh động, dân chủ. Trong đó, có cả những vấn đề chỉ có thể giải thích trao đổi. làm rõ trong nội bộ Đảng; trong nhân dân mà không đưa lên thông báo, tranh luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đây là việc làm phổ biến, chủ yếu ở nhiều cơ sở hiện nay, nó cũng là hình thức mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền. Nó trang bị cho đối tượng những kiến thức, sự hiểu biết khá đầy đủ về công tác PCCC, hơn nữa cùng lúc có thể phó biến đến đông đảo quần chúng. Đối với hình thức này cần phải có những cán bộ chuyên trách và cần có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi nói chuyện. Nội dung cụ thể và các điểm cần lưu ý sẽ được đề cập ở phần sau của tập bài giảng

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về phòng cháy chữa cháy

Để tổ chức được biện pháp này, cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đứng ra hoặc kết hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các buổi sinh hoạt. Đối tượng tham gia là những cán bộ phòng cháy chữa cháy với các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học, các cán bộ an toàn quần chúng nhân dân…

Buổi sinh hoạt chuyên đề về phòng cháy chữa cháy

Về nội dung buổi sinh hoạt: Cán bộ phòng cháy chữa cháy giới thiệu tóm tắt tình hình công tác phòng cháy và chữa cháy; các vấn đề về cháy đang nổi lên; những yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy. Trên cơ sở nội dung chuyên đề, người chủ trì hướng dẫn cho các thành viên tham gia sinh hoạt thảo luận, trao đổi, xác định mức độ nguy hiểm cháy và các biện pháp phòng cháy và chữa cháy cần thiết và trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức cơ sở đối với công tác phòng cháy và chữa cháy. Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề như vậy, có thể có các tư liệu cần thiết để mọi người có thể xem tham khảo. Kết thúc buổi sinh hoạt, người chủ trì phải có những kết luận đánh giá kết quả buổi sinh hoạt và nêu ra những định hướng, việc làm cụ thể để thực hiện ờ cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời, gợi ý nội dung, thời gian buổi sinh hoạt chuyên đề tiếp theo.

Sử dụng hệ thống phát thanh, truyền thanh

Trước tình hình chung ở nước ta hiện nay, việc tuyên truyền qua hệ thống phát thanh và truyền thanh của địa phương, cơ sở là rất phù hợp. cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng cháy và chữa cháy cần chủ động viết bài, thông báo các tin tức về tình hình công tác phòng cháy và chữa cháy gửi cho Ban biên tập các đài phát thanh, truyền thanh để họ phát trên hệ thống này

Nội dung thông tin phải được xây dựng trên cơ sở tình hình thực tế công tác phòng cháy chữa cháy của địa phương và cơ sở, đã nắm được qua kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy. Nội dung bài viết cho đài truyền thanh, phát thanh phải nêu được gương người tốt, việc tốt; cơ sở làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy. Đồng thời nhắc nhở, phê bình những cơ sở, công dân làm chưa tốt.

Để thực hiện tốt hình thức tuyên truyền này, cán bộ phòng cháy chữa cháy phải có quan hệ chặt chẽ với các trung tám phát thanh, truyền thanh, phải thường xuyên viết bài, đưa tin gửi về đài để họ tuyên truyền.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114