Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở có vai trò và nhiệm vụ gì?

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐỘI PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ SỞ

Trang phục của đội pccc cơ sở theo thông tư 48 /2015/TT-BCA

  • Theo quy định tại Điều 15 thông tư 66/2014/ TT – BCA thì Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được quy định như sau:
    • Tổ chức, biên chế đội phòng cháy chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách.
    • Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở, chỉ huy phương tiện giao thông cơ giới đó chỉ huy, chỉ đạo;
    • Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 1 đội trưởng;
    • Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu la 15 người, trong đó có 1 người đội trưởng và 1 đội phó;
    • Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu 25 người, trong đó có 1 đội trưởng và 2 đội phó;
    • Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 1 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 5 đến 9 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm đội trưởng.
doi-pccc-co-so-hoat-dong-theo-che-do-khong-chuyen-trach

Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách

    • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
  • Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách
    • Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế  độ chuyên trách phải đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiềm về cháy, nổ của cơ sở đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo gồm có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;
    • Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy chữa cháy cơ sở được thực hiện theo quy định của Bộ Công an; cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn về nghiệp vụ chữa cháy.
    • Ngoài các cơ sở phải lâp đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại Khoảng 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng cháy và chữa cháy thì tại các cơ sở là kho dự trữ quốc gia; kho xăng dầu có trữ lượng 50.000  trở lên; nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện có công suất từ 200 MW trở lên; cơ sở sản xuất giấy 35.000 tấn/năm trở lên, cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên, cơ sở dệt 20 triệu mét vuông/năm; nhà máy lọc dầu; khu công nghiệp, khu chế xuất có diện tích từ 50 héc ta trở lên phải lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
  • Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo gồm có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc.
  • Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành.

Vai trò của Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở

Cùng với quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế – xã hội và trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, càng ngày chúng ta càng nhận thức đầy đủ hơn sự  cần thiết phải từng bước xã hội hoá công tác phòng cháy và chữa cháy. Sự cần thiết đó bắt nguồn từ chính yêu cầu của công tác phòng cháy chữa cháy trong sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay.

vai-tro-cua-pccc-co-so

vai trò của phòng cháy chữa cháy cơ sở

  • Cháy có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, vào bất cứ thời điểm nào nếu ở đó có sự kết hợp trong những điều kiện nhất định giữa chất cháy, nguồn nhiệt và chất oxy hoá. Sự phát triển của khoa học – công nghệ và gắn liền với nó là sự tăng trưởng kinh tế không có nghĩa tự nó loại trừ các nguy cơ gây cháy mà trên thực tế luôn tiềm ẩn nguy cơ này ở mức độ cao. Hiện nay các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội đã và đang phát triển với quy mô ngày càng lớn, theo đó, tính chất nguy hiểm cháy, nổ ngày càng tăng.
  • Những nơi này thường tập trung một số lượng hàng hoá, vật tư, thiết bị máy móc và các tài sản có giá trị kinh tế cao. Trong quá trình sản xuất, trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ cũng như trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày ở mỗi hộ gia đình ngày càng sử dụng nhiều các nguyên vật liệu, đồ dùng dễ cháy. Vì vậy, thường xuyên bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình là yêu cầu bức thiết, đồng thời phải luôn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
  • Nghiên cứu tính quy luật của sự hình thành và phát triển đám cháy cho thấy để phòng ngừa cháy tốt, kịp thời dập tắt đám cháy ngay từ khi nó mới xuất hiện thì điều kiện tiên quyết là công tác phòng cháy chữa cháy phải được thực hiện từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ sở. Do đó, hoạt động phòng cháy chữa cháy, từ trong bản chất của nó luôn luôn mang tính chất quần chúng rộng lớn. Tuy nhiên, hoạt động phòng cháy chữa cháy là hoạt động mang tính khoa học – kỹ thuật.
  • Tính chất khoa học, kỹ thuật xuất phát từ việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các nguyên nhân, điều kiện gây cháy đối với mỗi chất cháy, mỗi quá trình công nghệ, phải nghiên cứu tìm ra các quy luật của quá trình phát sinh, phát triển và dập tắt đám cháy, nghiên cứu các chất dập cháy v.v… Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa cháy, chống cháy lan, cũng như các biện pháp chữa cháy và các điều kiện khác đảm bảo việc thực hiện phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, không thể tuỳ tiện.
  • Theo đó, bên cạnh việc xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy, cần thiết phải xây dựng lực lượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa cháy, nổ cũng như trực tiếp tham gia chữa cháy khi có cháy xảy ra. Đóng vai trò này chính là lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ và lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ và lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Luật phòng cháy chữa cháy đã xác định: lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân. Vai trò nòng cốt trong hoạt động phòng cháy chữa cháy được thể hiện:
    • Là người trực tiếp làm việc tại các cơ sở, nơi cư trú do đó các thành viên Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở sẽ hiểu về mức độ nguy hiểm cháy nổ tại nơi ở, nơi làm việc, nơi sản xuất, kho tàng. Họ được trang bị những kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy nên có hiểu biết để tham mưa cho UBND cấp xã, người đứng đầu cơ sở về các biện pháp phòng cháy chữa cháy như việc đề xuất việc ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy.
    • Chủ động tiến hành các hoạt động như tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
    • Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Trực tiếp là người kiểm tra phát hiện những cơ sở thiếu sót về phòng cháy chữa cháy, trên cơ sở đó kiến nghị với lãnh đạo để có biện pháp khắc phục.
    • Chủ động tiến hành tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
    • Lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở có thể xây dựng phương án, tham gia thực tập phương án chữa cháy và phương án cứu hộ.
    • Chuẩn bị phương tiện và trực tiếp sử dụng các phương tiện để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi có cháy, sự cố xảy ra; tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở địa phương và cơ sở khác khi có yêu cầu.
    • Thường trực 24/24 tại cơ sở nên phát hiện kịp thời cháy, nổ và tai nạn sự cố và tổ chức công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ban đầu đạt hiệu quả cao.

Chức năng, nhiệm vụ của Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở

Chức năng của đội PCCC cơ sở

  • Khái niệm: Chức năng là những hoạt động chủ yếu mà tổ chức phải thực hiện để khẳng định sự tồn tại của mình.
  • Lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở là một lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy chữa của toàn dân. Thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thông qua lĩnh vực được giao quản lý. Căn cứ vào các quy định của Luật phòng cháy chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì chức năng của lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được thể hiện như sau:
  • Lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở có chức năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xảy ra cháy, nổ và tổ chức cứu chữa kịp thời các vụ cháy, nổ và cứu nạn cứu hộ tại địa phương, phối hợp thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

Nhiệm vụ của đội PCCC cơ sở

  • Khái niệm: Nhiệm vụ là những công việc một tổ chức, một con người phải gánh vác và phải làm để đạt được mục đích đề ra .
  • Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở đối với công tác phòng cháy chữa cháy.
  • Theo quy định tại Điều 45 Luật phòng cháy chữa cháy thì đối với công tác phòng cháy chữa cháy lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở có một số nhiệm vụ sau:
    • Đề xuất việc ban hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy chữa cháy.
  • Theo quy định này thì đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tình hình thực tế của đơn vị ( vị trí địa lý, cấu trúc xây dựng; đặc điểm, quy mô hoạt động, tính chất nguy hiểm cháy, nổ v.v…) mà đề xuất với người đứng đầu cơ quan tổ chức ban hành các quy định, nội quy về phòng cháy chữa cháy đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở.
    • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy chữa cháy và xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
  •    Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở phải đề xuất kế hoạch tổ chức tuyên truyền phòng cháy chữa cháy trong nội bộ cơ quan, tổ chức thực hiện kế hoạch này trên thực tế nhằm nâng cao sự hiểu biết, kiến thức về phòng cháy chữa cháy, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy. Việc tuyên truyề, phổ biến pháp luật về phòng cháy chữa cháy có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức và được lồng ghép vào các hoạt động chung của đơn vị, hoạt độg của các đoàn thể quần chúng phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ sở. Nội dung tuyên truyền phải sát hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy từng cụm dân cư, từng loại hình cơ sở.
    • Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Tuỳ theo đặc điểm, tính chất hoạt động của từng cơ sở mà tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra về phòng cháy chữa cháy theo chế độ thường xuyên, định kỳ và đột xuất; nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định, nội quy về phòng cháy chữa cháy, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy, việc thực hiện các quy định của nhà nước về phòng cháy chữa cháy và thực hiện các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy của các cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra PCCC phải tìm ra các sơ hở thiếu sót từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục.

 

Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

chuc-nang-nhiem-vu-cua-doi-phong-chay-chua-chay-co-so

Chức năng, nhiệm vụ của Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở (Ảnh: Internet)

  • Phải đề xuất, xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại cơ sở, đặc biệt là những người làm trực tiếp làm việc tại các khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ. Thực hiện việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hàng năm cho các đội viên đội phòng cháy chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật.
    • Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ ở cơ sở khác khi có yêu cầu.
  • Việc xây dựng phương án và thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và được quy định tại Thông tư số 66/2014/TT-BCA; Thông tư số 65/2013/TT-BCA.
  • Tại cơ sở phải có phương án xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra, theo đó, có quy định trách nhiệm, bố trí, phân công người trực vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, tết v.v…; xây dựng quy định cho việc bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCC, bảo đảm các điều kiện cho việc chữa cháy khi có cháy xảy ra.
  • Công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:
    • Đề xuất kế hoạch xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại chỗ.
    • Giúp thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án theo quy trình.
    • Đề xuất kế hoạch thực tập phương án được thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
    • Đề xuất tổ chức họp rút ra kinh nghiệm sau khi thực tập.
    • Đề xuất bổ sung phương án khi có sự thay đổi về kiến trúc, công năng của công trình.
    • Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi có cháy xảy ra:
      • Tham gia chữa cháy ở cơ sở khác khi có yêu cầu, tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khác khi được cấp quyền điều động.
      • Triển khai tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có cháy và tai nạn, sự cố xảy ra theo phương án và chiến thuật đã định.
      • Đội trưởng Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi người đứng đầu cơ sở vắng mặt có quyền, trách nhiệm sau: Huy động ngay lực lượng, phương tiện của lực lượng phòng cháy chữa cháy để chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy. Người chỉ huy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
  • Tham gia các hoạt động phòng cháy chữa cháy khác nhau như: Tuyên truyền, cổ động, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, bảo vệ liên quan đến cháy, nổ; tham gia khắc phục ngay nguy cớ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy..theo yêu cầu của người có thẩm quyền. Việc điều động lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy phải có quyết định bằng văn bản; trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời, nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải có quyết định bằng văn bản.Khi điều động bằng lời, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người, phương tiện cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
  • Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy cơ sở đối với công tác cứu nạn cứu hộ.

Theo Điều 8, Quyết định số 44/2012/QĐ-TT quy định nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở trong công tác cứu nạn cứu hộ như sau: 

  • Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trong cơ sở và tham gia cứu nạn, cứu hộ ở ngoài cơ sở khi có yêu cầu.
  • Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.
  • Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.

Quy định về nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở trong Luật phòng cháy chữa cháy là căn cứ pháp lý để tiến hành xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ. Tuy nhiên, trong thực tế công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay tại các cơ sở thì vấn đề bất cập lớn nhất là tổ chức và duy trì hoạt động của các lực lượng này. Vì vậy phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác phòng cháy chữa cháy nói chung và xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ nói riêng.

Xem bài tiếp theo: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114