Các văn bản quản lý hệ thống cung cấp nước phòng cháy chữa cháy

 

Các văn bản, quy phạm pháp luật trong quản lý hệ thống cung cấp nước phòng cháy chữa cháy

Luật phòng cháy chữa cháy

Luật phòng cháy chữa cháy

Luật phòng cháy chữa cháy

Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2001. Luật Phòng cháy chữa cháy gồm 9 chương 65 điều. Nội dung Chương V của Luật gồm 4 điều, quy định các vấn đề phòng cháy chữa cháy ( trong đó bao gồm các hệ thống PCCC cố định, hệ thống cung cấp nước chữa cháy tại các cơ sở ). Điều 50 quy định trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân:

-Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Họ gia đình phải chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để phòng cháy và chữa cháy.

Để đảm bảo an toàn PCCC và sẵn sàng cứu chữa khi có cháy xảy ra, Luật đã quy định các cơ quan, tổ chức cá nhân phải trang bị các loại phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý. Đối với các đội chữa cháy dân phòng, Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng.

Trách nhiệm quản lý của lực lượng Cảnh sát PCCC là xây dựng các hướng dẫn về số lượng, trang bị cho các đối tượng được quy định tại điều này. Với chức năng tham mưu cho cấp lãnh đạo Bộ Công An, ngày 12/11/2014, Bộ Công An đã ban hành Thông tư số 56/2014/TT-BCA, quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

Tại thông tư này đã quy định các vân đề về: Đối tượng áp dụng; nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; danh mục trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành; kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Công tác tổ chức thực hiện.

Các nghị định và Thông tư

Nghị định số 79/2014/NĐ-CP

Tại phụ lục V: danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, đã phân chia các phương tiện phòng cháy chữa cháy thành 9 nhóm trong đó hẹ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà thuộc nhóm 9-phương tiện PCCC.

Ngoài ra tại thông tư này cũng quy định các vấn đề có liên quan đến hệ thống cung cấp nước chữa cháy như: Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong sử dụng, bảo quản các phương tiện chữa cháy ( trong đó bao gồm cả hệ thống cung cấp nước chữa cháy ). Các vấn đề về quản lý hệ thống cung cấp nước chữa cháy trong thẩm duyệt, kiểm tra, nghiệm thu.. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động đảm bảo an toàn an toàn PCCC.

Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA

Một trong những văn bản đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguồn nước chữa cháy là thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009  của Bộ xây dựng và Bộ Công An hướng dẫn thực hiện việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp. Thông tư bao gồm 8 nội dung cơ bản sau:

1/ Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;

2/ Quy hoạch hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy;

3/ Yêu cầu về thiết kế, xây dựng hệ thống cấp nước PCCC;

4/ Trách nhiệm đầu tư các hạng mục công trình, thiết bị cấp nước PCCC;

5/ Quản lý, sử dụng và bảo vệ hệ thống cấp nước PCCC đô thị và khu công nghiệp;

6/ Chi phí sử dụng nước phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy;

7/ Xử lý vi phạm;

8/ Tổ chức thực hiện

Tại nội dung thứ nhất “ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng” Thông tư nêu rõ:

– Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng vận hành nhằm đảm bảo cấp nước phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cho đô thị và khu công nghiệp.

– Hệ thống cấp nước PCCC bao gồm hệ thống cấp nước tập trung, họng, trụ nước chữa cháy lắp đặt trên tuyến ống cấp nước, bể dự trữ nước chữa cháy và các bến bãi lấy nước chữa cháy ở các nguồn nước tự nhiên như: ao, hồ, sông, suối, kênh…

– Mọi tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

* Về quy hoạch hệ thống cấp nước PCCC, Thông tư quy định: Khi lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành cấp nước đô thị, khu công nghiệp phải xác định hệ thống cấp nước PCCC như một nội dung không thể tách rời của đồ án. Quy hoạch cấp nước PCCC bao gồm 3 quy hoạch cơ bản:

– Quy hoạch cấp nước PCCC trong quy hoạch chung xây dựng đô thị và khu công nghiệp;

– Quy hoạch cấp nước PCCC trong quy hoạch chi tiết;

– Nội dung quy hoạch cấp nước PCCC trong quy hoạch cấp nước đô thị, khu công nghiệp;

Trong trường hợp các đô thị, khu công nghiệp đã có quy hoạch xây dựng, quy hoạch cấp nước được phê duyệt mà chưa có các nội dung về quy hoạch hệ thống cấp nước PCCC thì cần lập bổ sung quy hoạch cấp nước PCCC. Việc quy hoạch hệ thống cấp nước PCCC đô thị và khu công nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC hiện hành.

Các yêu cầu về thiết kế, xây dựng hệ thống cấp nước PCCC gồm 10 nội dung cơ bản:

– Trong quá trình thiết kế, xây dựng các tuyến ống cấp nước.

– Khi thiết kế các họng, trụ lấy nước PCCC.

– Vị trí các họng, trụ lấy nước PCCC.

– Hệ thống cấp nước PCCC tại các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung.

– Hệ thống cấp nước PCCC tại các phố, ngõ, hẻm.

– Hệ thống cấp nước PCCC tại các khu dân cư có đường hẹp, không thể lắp đặt họng, trụ nước chữa cháy nổi hoặc ngầm.

– Tại các ao, hồ, sông, suối, kênh…

– Các đơn vị tư vấn thiết kế phải tiến hành thiết kế hệ thống cấp nước PCCC kết hợp với hệ thống cấp nước đô thị.

– Hồ sơ thiết kế hệ thống cấp nước PCCC phải được cơ quan Cảnh sát PCCC thảm duyệt về thiết kế và thiết bị PCCC trước khi triển khai thi công.

– Hệ thống cấp nước PCCC phải được triển khai thi công theo đúng thiết kế đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Vật tư thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dùng (họng, trụ nước chữa cháy, lăng, vòi, đầu nối chữa cháy…).

Các yêu cầu về thiết kế, xây dựng hệ thống cấp nước PCCC

Các yêu cầu về thiết kế, xây dựng hệ thống cấp nước PCCC

Trách nhiệm đầu tư các hạng mục công trình, thiết bị cấp nước PCCC bao gồm:

– Trách nhiệm đầu tư của Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

– Đơn vị cấp nước (Công ty cấp nước, xí nghiệp cấp nước..) có trách nhiệm;

– Đơn vị thoát nước (Công ty thoát nước, Công ty môi trường đô thị);

– Chủ công trình, cơ sở có trách nhiệm đầu tư hệ thống cấp nước PCCC;

– Đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới, khu công nghiệp.

* Quản lý, sử dụng và bảo vệ hệ thống cấp nươc PCCC đô thị và khu công nghiệp;

– Đơn vị cấp nước chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng, bảo vệ hệ thống cấp nước tập trung và các họng, trụ nước phòng cháy chữa cháy;

– Đơn vị thoát nước;

– Đơn vị quản lí hạ tầng;

– Công an Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

– Cơ quan Cảnh sát PCCC;

– Chủ công trình, chủ cơ sở.

Chi phí sử dụng nước phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy

– Kinh phí sử dụng nước lấy từ hệ thống cấp nước sạch, bể nước phòng cháy chữa cháy tập trung phục vụ công tác PCCC được chi trả từ ngân sách địa phương trên cơ sở xác nhận của cơ quan Cảnh sát PCCC và Đơn vị cấp nước.

– Kinh phí sử dụng nước lấy từ hệ thống cấp nước sạch tại cơ sở (sau đồng hồ nước) phục vụ công tác PCCC do cơ sở đó chịu trách nhiệm chi trả cho Công ty cấp nước.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114