Trụ chữa cháy cứu hỏa, họng nước, lăng, vòi chữa cháy

TRỤ CHỮA CHÁY – TRỤ CỨU HỎA

 

Phụ lục V, Nghị định 79/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định các phương tiện thuộc nhóm 2 “Phương tiện chữa cháy thông dụng” bao gồm:

– Vòi, ống hút chữa cháy;

– Lăng chữa cháy;

– Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, ezectơ;

– Giỏ lọc;

– Trụ chữa cháy, cột lấy nước chữa cháy;

– Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, thang khác);

Bình chữa cháy (xách tay, có bánh xe): bình bột, bình bọt, bình khí…

Thông số kỹ thuật và các thông số làm việc của các loại phương tiện được nhà sản xuất ghi tại catalogue của mỗi phương tiện, thiết bị trên cơ sở các quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về các loại phương tiện này.

Trụ nước chữa cháy

Đầu trụ chữa cháy Tomoken D65

Khái niệm: Trụ nước chữa cháy là thiết bị chuyên dùng được lắp đặt vào hệ thống đường ống cấp nước, dùng để lấy nước phục vụ chữa cháy.

Cấu tạo và các thông số kỹ thuật của trụ nước chữa cháy.

Trụ nước chữa cháy được chia làm hai loại: Trụ chữa cháy nổi (trụ nổi); Trụ chữa cháy ngầm (trụ ngầm).

Trụ nổi: Là loại trụ nước chữa cháy mà toàn bộ phần họng chờ đặt nổi trên mặt đất với chiều cao theo quy định trong tiêu chuẩn (hình 1.2a).

      Trụ ngầm: Là loại trụ nước chữa cháy được đặt ngầm toàn bộ dưới mặt đất (hình 1-2b), khi sử dụng lấy nước phải sử dụng cột lấy nước.

Cột lấy nước chữa cháy: Là thiết bị chuyên dùng được trang bị theo xe chữa cháy, dùng nối với trụ ngầm để lấy nước. Cột lấy nước chữa cháy chỉ có hai họng chờ để cho xe chữa cháy hút nước trực tiếp qua cột hoặc để lắp vào vòi chữa cháy lấy nước vào xe, hoặc trực tiếp chữa cháy (hình 1.2c).

Các thông số kỹ thuật và thông số làm việc được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379-1998 “Thiết bị chữa cháy- Trụ nước chữa cháy- Yêu cầu kỹ thuật”. Trụ nước chữa cháy bao gồm các bộ phận chính như van, thân trụ và họng chờ có kích thước theo tiêu chuẩn

Hình 1.2. Trụ nổi, trụ ngầm và cột lấy nước chữa cháy

a) Trụ nước chữa cháy nổi b) Trụ nước chữa cháy ngầm c) Cột lấy nước chữa cháy
1- Nắp bảo vệ trục van;

2- Họng và nắp họng nhỏ;

3- Thân trụ;

4- Họng và nắp họng lớn;

5- Trục van;

6- Cánh van;

7- Lỗ xả nước đọng;

8- Xích bảo vệ nắp họng;

9- Van.

1- Nắp đậy bảo vệ;

2- Bạc ren;

3- Thân trụ;

4- Cánh van;

5- Lỗ xả nước đọng;

6- Van.

1- Tay mở van trụ ngầm;

2- Van họng chờ;

3- Đầu nối họng chờ;

4- Thân cột;

5- Đầu nối để nối với trụ ngầm.

 

Các thông số kỹ thuật cơ bản của trụ nước chữa cháy được quy định như sau:

– Trụ nước phải chịu được áp suất thử không dưới 1,5 Mpa. Khi thử theo điều kiện tiêu chuẩn không cho phép trụ nước có dấu hiệu nứt gãy hoặc biến dạng dư.

– Sau khi lắp ráp trụ nước phải đảm bảo: Kín với áp suất thuỷ lực không dưới 1 Mpa; Lượng nước đọng lại trong trụ nước không lớn hơn 50cm2. Khi lượng nước đọng lớn hơn, phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

– Họng chờ của trụ nổi phải phù hợp với đầu nối loại DR.2- 125 (M150I6) đối với họng lớn và đầu nối loại ĐT.1-77 đối với họng nhỏ theo TCVN 5739:1993.

– Kết cấu và cách cố định trục van của trụ nước phải đảm bảo độ chắc chắn và độ tin cậy của khớp nối, và phải không để xảy ra khả năng khớp nối bị xoay khi mở khoá cột lấy nước chữa cháy.

– Lớp sơn trên bề mặt ngoài trụ nước không được bong tróc, trong điều kiện vận hành theo quy định. Trụ nối phải sơn phản quan màu da cam hoặc màu vàng toàn bộ nắp bảo vệ trục van ở đầu trụ.

– Đối với trụ nổi lắp đặt trên vỉa hè, cạnh đường giao thông phải đảm bảo điều kiện khoảng cách tối thiểu giữa trụ nước và tường các ngôi nhà không dưới 5m và cách mép vỉa hè không quá 2,5m.

– Khi lắp trụ nổi trên vỉa hè, họng lớn của trụ phải quay ra phía lòng đường, khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh trụ nước là 700mm.

Thông số làm việc của Trụ nước chữa cháy được quy định tại bảng 1, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379-1998

Trụ nước chữa cháy được lắp đặt trên đường ống của hệ thống cung cấp nước chữa cháy thành phố hoặc của các khu công nghiệp và hệ thống cấp nước tại các công trình. Kết nối trụ nước chữa cháy với hệ thống đường ống được mô tả trong hình 1.5

Các trụ nước chữa cháy hiện nay được sử dụng nhiều chủng loại khác nhau, tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư và điều kiện xây dựng hệ thống cung cấp nước. Tuy nhiên các trụ nước chữa cháy đều phải đạt các yêu cầu về thông số kỹ thuật, đảm bảo để xe chữa cháy lấy nước, phục vụ chữa cháy.

Hình 1.3. Trụ nước chữa cháy        Hình 1.4. Hình cắt bổ trụ nước

  do Bộ quốc phòng sản xuất                              chữa cháy

Hình 1.5. Vị trí lắp đặt trụ nước chữa cháy trên đường ống

Cột áp và lưu lượng tại trụ nước chữa cháy

Cột áp tại trụ nước chữa cháy, cột áp được quy định dựa trên loại đường ống mà trụ nước lắp đặt trên đó. Đối với đường ống áp lực cao, cột áp tại trụ nước chữa cháy phải đảm bảo áp lực dùng để chữa cháy trực tiếp, với đường vòi sử dụng có chiều dài tối thiểu là 150m; Đối với đường ống áp lực thấp, cột áp đo được tại trụ, theo quy định không nhỏ hơn 10 m.c.n.

Lưu lượng tại trụ nước chữa cháy. Tùy theo cột áp tại trụ nước chữa cháy mà có lưu lượng nước tương ứng.

 

CHỈ DẪN LẮP ĐẶT TRỤ NƯỚC CHỮA CHÁY

A.1. Trụ nước phải làm việc ở tư thế thẳng đứng. Yêu cầu về lắp đặt, khoảng cách lắp đặt và thời gian
bảo dưỡng trụ nước trong hệ thống dẫn nước theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

A.2. Đối với trụ nổi lắp đặt trên vỉa hè, cạnh đường giao thông phải đảm bảo điều kiện khoảng cách tối
thiểu giữa trụ nước và tường các ngôi nhà không dưới 5m và cách mép vỉa hè không quá 2,5m.

A.3. Trong trường hợp đặc biệt không thể lắp trụ trên vỉa hè, cho phép lắp đặt trụ ngầm dưới lòng
đường nhưng phải bảo đảm hố trụ cách xa các công trình ngầm tối thiểu 0,5m; và phải tuân thủ những
quy định về khoảng cách đối với công trình ngầm của các tài liệu pháp quy có liên quan.

A.4. Khi lắp trụ nổi trên vỉa hè, họng lớn của trụ phải quay ra phía lòng đường, khoảng cách từ mặt đất
đến đỉnh trụ nước là 700mm.

A.5. Trụ ngầm lắp đặt trong các hố trụ. Kích thước hố trụ theo hình vẽ 6. Cho phép hố trụ có đáy hình
vuông với kích thước cạnh là 1200mm và nắp đậy hố trụ có hình vuông hoặc hình tròn.

Trường hợp trụ ngầm lắp đặt dưới lòng đường trong hố trụ thì nắp đậy của hố trụ phải chịu được tải
trọng của xe cộ trên 20 tấn.

 

CHỈ DẪN VẬN HÀNH TRỤ CỨU HỎA

 

B.1. Trụ nước được đóng mở bằng chìa khóa chuyên dùng đối với trụ nổi hoặc cột lấy nước đối với trụ
ngầm.
B.2. Chỉ sử dụng nước lấy từ trụ nước chữa cháy vào mục đích chữa cháy, thực tập chữa cháy và bảo
dưỡng kỹ thuật.
B.3. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tất cả các trụ nước ít nhất hai lần trong năm, lần kiểm tra trước
cách lần kiểm tra sau không quá 6 tháng.
B.4. Bảo dưỡng kỹ thuật bao gồm việc kiểm tra:
Hiện trạng nắp đậy họng ra trụ nổi, nắp hố van và nắp đậy đối với trụ ngầm, và cùa toàn bộ các chi tiết
của trụ nước;
Lượng nước trong thân trụ nước và trong hố;
Độ kín của van;
Sự vận hành của trụ nước đã lắp vòi chữa cháy và xác định khả năng tải (lưu lượng) của trụ nước;

Sự đóng mở dễ dàng của van.

 

Họng nước chữa cháy vách tường

Họng chữa cháy

      * Khái niệm: Họng nước chữa cháy là một tổ hợp gồm van được lắp đặt trên đường ống của hệ thống cung cấp nước chữa cháy bên trong nhà và được trang bị đầu nối,vòi chữa cháy với lăng chữa cháy cầm tay;

Họng nước chữa cháy vách tường là điểm lấy nước phục vụ chữa cháy các đám cháy bên trong các ngôi nhà,có nhiều dạng họng nước chữa cháy vách tường do quy định các tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau

Các họng chữa cháy vách tường được bố trí trong các tủ chữa cháy, là dạng thiết bị dạng hộp, dùng để chứa và bảo quản các thiết bị kỹ thuật sử dụng trong chữa cháy. Hộp chữa cháy có thể chứa van, khóa, lăng, vòi của họng chữa cháy vác tường, hoặc chứa van, khóa, lăng, vòi của họng chữa cháy vách tường,kết hợp chứa các bình chữa cháy xách tay, chứa các tổ hợp nút ấn,đèn,còi của hệ thống báo cháy tự động.

Bố trí họng nước chữa cháy vách tường được quy định trong các điều 10.18 đến 10.20, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995;

– Các họng chữa cháy bên trong nhà phải bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành làng và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. Tâm của họng chữa cháy phải đặt ở độ cao 1,25m so với mặt sàn.

-Mỗi họng chữa cháy trong nhà phải có đặt van khóa,lăng phun nước và cuộn vòi mềm có đủ độ dài theo tính toán.

-Trong mỗi nhà, đường kính ống, chiều dài cuộn vòi mềm, đường kính lăng phải sử dụng cùng loại.

Lưu lượng và cột áp của họng chữa cháy vách tường

Lưu lượng và cột áp của họng chữa cháy vách tường được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2622-1995 cụ thể:

-Lưu lượng đối với các loại nhà công nghiệp và dân dụng được quy định trong bảng 14, điều 10.14 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2622-1995,mỗi họng nước chữa cháy vách tường có lưu lượng tối thiểu 2.5 l/s:

– Lưu lượng đối với một họng chữa cháy bên trong các gara ô tô dạng kín được quy định tại Quy chuẩn xây dựng QC-BXD 08,phần 2,điều 5.4,mỗi họng chữa cháy có lưu lượng cần thiết như sau:

– Khi thể tích khoang cháy từ 500 m3 đến 5000 m3; 2 họng chữa cháy phun đến một điểm trong gara, mỗi họng chữa cháy có lưu lượng cần thiết là 2,5 l/s.

– Khi thể tích khoang cháy lớn hơn 5000 m3: hai họng chữa cháy phun đến một điểm trong gara, mỗi họng chữa cháy có lưu lượng cần thiết là 5 l/s.

Ngoài ra lưu lượng của họng chữa cháy vách tường, tùy theo từng trường hợp có thể tính toán để đảm bảo cho chữa cháy các đám cháy bên trong nhà

Cột áp yêu cầu của các họng chữa cháy bên trong nhà phải đảm bảo có tia nước dày đặc với chiều cao cần thiết quy định trong bảng 15, điều 10.15 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995, cụ thể:

– Đối với nhà ở, công trình công cộng, nhà phụ có bậc chịu lửa I, II, tia nước dày đặc là 6m;

– Đối với nhà ở công trình công cộng nhà phụ và nhà sản xuất có bậc chịu lửa I và II trong quấ trình sản xuất có sử dụng vật liệu dễ cháy và dễ gây ra cháy: Chiều cao cần thiết có thể phun đến một điểm cao nhất và xa nhất của ngôi nhà nhưng không được nhỏ hơn 6m.

Cột áp và lưu lượng của họng nước chữa cháy vách tường khi thiết kế, cần được tính toán theo quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam và phụ thuộc vào đặc điểm của quá trình chữa cháy các đám cháy bên trong nhà.

Lăng chữa cháy

Lăng phun chữa cháy

Khái niệm: Lăng chữa cháy là phương tiện dùng để đưa chất chữa cháy vào đám cháy nhằm khống chế và dập tắt đám cháy.

Dựa vào đặc điểm của từng loại đám cháy khác nhau, lăng chữa cháy được chế tạo để phun các chất chữa cháy thích hợp vào các đám cháy, như: phun nước sạch, phun nước có pha phụ gia, phun nước có pha chất tạo bọt..

Lăng chữa cháy có thể phân loại như sau:

– Theo quốc gia sản xuất:

+ Lăng chữa cháy do Việt Nam sản xuất;

+ Lăng chữa cháy do Trung Quốc sản xuất;

+ Lăng chữa cháy do Nga sản xuất;

+ Lăng chữa cháy do CHLB Đức sản xuất;

+ Lăng chữa  cháy của một số nước khác.

– Theo công dụng có 2 loại lăng cơ bản như sau:

+ Lăng phun nước chữa cháy, sử dụng để phun nước chữa cháy các đám cháy chất rắn có tính chất không kỵ nước và làm mát cho cán bộ chiến sỹ, chống cháy lan;

+ Lăng phun bọt hòa không khí, sử dụng để phun bọt chữa cháy các đám cháy tại các cơ sở kinh doanh, chế biến, bảo quản và sử dụng xăng dầu. Thường không để chữa cháy các đám cháy chất rắn.

– Theo cấu tạo lăng:

Theo đặc điểm cấu tạo, lăng chữa cháy được phân loại thành: lăng chữa cháy cầm tay và giá lăng chữa cháy.

Lăng chữa cháy cầm tay là loại lăng sử dụng tay cầm và di chuyển dễ dàng, được trang bị để lực lượng chữa cháy khi tham gia cầm trực tiếp phun vào đám cháy. Lăng chữa cháy cầm tay có đường kính miệng lăng từ nhỏ hơn 25mm (đối với lăng phun nước chữa cháy)

Lăng giá chữa cháy là loại lăng được gắn cố định hoặc di chuyển được nhưng phải cố định lăng khi phun chất chữa cháy vào đám cháy. Lăng giá chữa cháy sử dụng trong trường hợp yêu cầu lưu lượng và cột áp lớn. đường kính miệng lăng lớn hơn 25mm (đối với lăng phun nước chữa cháy).

– Theo chất liệu:

Các loại chất liệu thường được sử dụng là:

+ Đồng thau;

+ Gang;

+ Hợp kim nhôm.

Cấu tạo của lăng phun nước chữa cháy

Dễ nhận được tia nước có động năng lớn, trong chữa cháy ta sử dụng các loại lăng giá hoặc lăng cầm tay có hình dạng hình nón cụt thu hẹp.

      – Đầu lăng chữa cháy được cấu tạo gồm hai phần:

Phần hình côn: Có góc côn khoảng 8 ÷ 15, cho phép giảm tổn thất năng lượng khi biến đổi cột áp thành động năng.

Phần hình trụ tròn: Có chiều dài khoảng 2/3 ÷ 3/4 đường kính cửa ra của miệng lăng (đối với lăng giá) hoặc bằng đường kính cửa ra của miệng lăng (đối với lăng cầm tay) nhằm giảm sự tạo thành mặt cắt co hẹp khi dòng chảy ra khỏi miệng lăng.

Thân lăng :có cấu tạo hình côn thu nhỏ, có chiều dài từ 25÷45 cm tùy thuộc vào lăng cầm tay hay lăng giá.

Dòng chảy khi ra khỏi miệng lăng chữa cháy hay xảy ra hiện tượng quay tròn quanh trục, làm giảm đáng kể chất lượng tia nước. Để đảm bảo dòng tia đi thẳng, các lăng chữa cháy có lưu lượng vừa và lớn (lăng A và lăng giá) người ta lắp thêm thiết bị nắn dòng. Dòng chảy khi đi qua thiết bị nắn dòng ra khỏi lăng chữa cháy sẽ được nắn lại, điều đó cho phép loại trừ sự hình thành xoáy phụ và loại trừ sự dãn dòng đột ngột

Kết cấu của lăng chữa cháy ảnh hưởng đến chất lượng tia nước. Một lăng chữa cháy có kết cấu hoàn chỉnh phải tạo được tia nước đi thẳng sau khi tia nước ra khỏi miệng lăng chữa cháy.

Vì vậy, biên dạng của lăng chữa cháy được tính theo nguyên tắc: Dòng chảy có vận tốc hoặc động năng tăng đều dọc theo biến dạng của lăng, hoặc dòng chảy qua  lăng không va đập.

– Một số loại lăng chữa cháy khác

Trong lực lượng chữa cháy, hiện nay thường sử dụng các loại lăng chữa cháy đa tác dụng. Các loại lăng này có cấu tạo khác so với lăng chữa cháy được trình này ở trên. Khi sử dụng lăng chữa cháy đa tác dụng cho dòng tia nước có cấu tạo là dòng tia nước đặc, dòng phun phân tán, hoặc vừa phun tia nước đặc, vừa phun phân tán.

Các loại tia nước dùng cho các mục đích chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khác nhau của lực lượng chữa cháy như: dập tắt ngọn lửa, làm mát cho cấu kiện xây dựng, bể chứa xăng dầu, làm mát cho chiến sỹ chữa cháy.

Dòng tia nước của lăng chữa cháy

Là tia nước được phun ra từ lăng chữa cháy không bị giới hạn bởi thành rắn và chuyển động tự do trong môi trường không khí (còn gọi là tia nước tự do).

Cấu tạo tia nước đặc của lăng chữa cháy

Dòng tia nước chữa cháy thường là nước sạch hoặc là nước có pha chất tạo bọt và chất thẩm ướt. Quan sát một tia nước của lăng chữa cháy ta thấy có ba phần rã rệt.

Phần tia nước đặc: Trong phần này tia nước vẫn giữ nguyên hình dạng của miệng lăng, dòng chất lỏng vẫn là một môi trường liên tục.

Phần rời rạc: Trong phần này tia nước mở rộng hơn, sự liên tục của chất lỏng bị phá hủy.

Phần tia nước tan rã: Trong phần này, dòng tia nước tan rã thành những hạt rất nhỏ như mưa. Hình dạng dòng tia nước bị phá hủy hoàn toàn. Trong thực tế, để tọa được phần tia nước đặc đảm bảo chữa cháy người ta sử dụng các loại lăng giá, lăng xách tay. Nhưng khi cần phun mưa làm mát hoặc dập tắt tàn lửa người ta dùng những thiết bị chuyên dùng như lăng hương sen hoặc sử dụng phần rời rạc và phần tan rã của dòng tia nước chữa cháy.

Độ cao tia nước của lăng chữa cháy

Xét một tia nước phun thẳng đứng, một phần tử chất lỏng tại miệng lăng có vận tốc v, khi vận tốc của phần tử chất lỏng giảm dần đến 0, thì độ cao của phần chất lỏng đó đạt được tính từ miệng lăng là H= . Đó chính là độ cao lý thuyết của dòng tia nước thẳng đứng.

Lăng giá chữa cháy:

Với mục đích tạo lưu lượng lớn và áp lực cao, để chữa các đám cháy lớn hoặc phục vụ cho mục đích làm mát, trong quá trình chữa cháy cần phải sử dụng các lăng có công suất lớn, các loại lăng này goi là lăng giá. Nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững của lăng, người ta lắp lăng giá vào các cấu kiện xây dựng cố định, gắn trên xe chữa cháy, xe thang phục vụ chữa cháy. Khi sử dụng di động thì các loại lăng giá chữa cháy phải có chân lăng và bộ phận điều khiển bằng tay hoặc điều khiển bằng điện.

Lăng giá lắp đặt trong hệ thống cung cấp nước chữa cháy áp lực cao có đường kính miệng lăng lớn hơn 28mm; cột áp tự do tại đầu lăng chữa cháy không nhỏ hơn 40 m.c.n. Lăng giá chữa cháy cố định lắp đặt trong hệ thống cung cấp nước chữa cháy bên ngoài được thể hiện trên các hình 1.21 a, b, c;

Vòi chữa cháy

Cuộn vòi cứu hỏa chữa cháy

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5740:2009  quy định: Vòi chữa cháy là đường ống dẫn mềm chịu áp lực dệt từ sợi tổng hợp bên trong tráng cao su dùng để truyền chất chữa cháy đến đám cháy.

Vòi chữa cháy là loại vòi chịu áp lực dùng để truyền nước từ các thiết bị kỹ thuật như xe, máy bơm chữa cháy đến đám cháy.

Hiện nay cuộn vòi chữa cháy có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều tiêu chí khác nhau:

+ Phân loại theo xuất xứ (quốc gia sản xuất): Một số nước sản xuất cuộn vòi tiêu biểu như: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Austalia, Việt Nam, Trung Quốc…nhưng trong đó trên thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại vòi có xuất xứ từ Đức, Hàn Quốc và Trung Quốc.

+ Phân loại theo chiều dài: Tùy theo yêu cầu của quá trình chữa cháy hoặc theo cơ sở sản xuất, có thể có các loại vòi 29m, 30m, 40m…;

+ Phân loại theo chất liệu làm vòi: Tùy thuộc vào các tính năng thiết kế và vật liệu sử dụng, vòi áp lực được chia thành nhiều loại: Vòi tráng cao su, vòi bạt (vòi chịu áp lực), vòi có lớp hóa chất bao ngoài…

Cấu trúc của vòi chữa cháy áp lực bao gồm các lớp sau: lớp định hình vòi, lớp chống thấm bên trong và lớp bảo vệ bên ngoài. Lớp định hình được dệt từ sợi tự nhiên (sợi lanh, bông…) hoặc sợi tổng hợp (polyester, nylon…) lớp định hình được dệt với các lớp sợi vuông góc (90 ) theo chiều dọc và ngang vòi chữa cháy.

Vòi chữa cháy áp lực có một độ bền cao, khả năng chống mài mòn, chống lại tác động của ánh sáng mặt trời, chịu được nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp. Sức cản với dòng chảy càng nhỏ càng tốt. Ngoài ra, vòi chữa cháy cũng phải đảm bảo một số yêu cầu của quá trình chữa cháy như có khả năng di chuyển dễ dàng, kích thước phù hợp, có độ đàn hồi thấp.

Thông số kỹ thuật vòi chữa cháy áp lực loại do Nga sản xuất được thể hiện trong Bảng 3.1. Phụ lục 3;

Thông số kỹ thuật vòi chữa cháy áp lực, loại do Mỹ sản xuất được thể hiện trong Bảng 3.2. Phụ lục 3;

Vòi chữa cháy đường kính 77mm hoặc hơn được sử dụng trong chữa cháy để truyền tải nước trong các đường vòi chính, vòi có đường kính 51mm và 66mm-đường vòi nhánh.

Chất lượng và loại vòi chữa cháy ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả chữa cháy. Trong quá trình chữa cháy, sức cản của đường vòi làm tăng cột áp của máy bơm chữa cháy, đường vòi càng dài, tổn thất càng lớn, vòi càng có nhiều đoạn uốn hoặc vòi bị gập, gây cản trở cho chuyển động của nước, dẫn tới việc không đảm bảo áp lực, lưu lượng trên đầu lăng chữa cháy. Tổn thất cột áp trên đường vòi được tính theo công thức:

hd = nv Sv Q2

Trong đó:

hd :Tổn thất cột áp dọc theo chiều dài đường vòi (m.c.n.)

nv: Số cuộn vòi trên đường vòi (cuộn)

Sv : Sức cản của 1 cuộn vòi dài 20m; (S/l)2.m;

Q: Lưu lượng nước chảy trên đường vòi (l/s).

Sức cản (Sv ) của một số loại vòi chữa cháy kiểu Nga được trình bày trong bảng 3.3. phụ lục 3.

Đối với các loại vòi chữa cháy khác, có thể tính toán tổn thất cột áp theo quy định trong Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33: 2006, Cấp nước-mạng lưới đường ống và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế. Tổn thất áp lực trên 1m dài vòi chữa cháy (hd) xác định theo công thức:

hd = 0,00385q2      ,m.c.n.                             (1-5)

Trong đó: q là lưu lượng chữa cháy, l/s.

0,00385 – hệ số sức cản của 1 mét vòi chữa cháy 66 (S/l)2.m.

Bơm dòng (ezectơ) hút nước

Đội hình lấy nước từ nguồn có sử dụng bơm dòng (ezectơ) được triển khai trong trường hợp xe chữa cháy hoặc máy bơm chữa cháy di động hút nước không thuận lợi, do không tiếp cận trực tiếp với nguồn nước, do chiều cao hút không đảm bảo hoặc do mức nước tại nguồn không đảm bảo độ sâu để sử dụng ống hút và giỏ lọc nước của xe, máy bơm chữa cháy…

Trang bị theo xe chữa cháy hoặc các cơ sở có sử dụng phương tiện PCCC về cơ bản gồm 2 loại, loại theo màu G600A và G600 kiểu Nga, có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam hoặc Trung Quốc sản xuất. Khi sử dụng loại bơm dòng này, cần chú ý các đặc tính kỹ thuật được trình bày trong phụ lục 5.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114