Các thiết bị PCCC và các phương tiện cứu nạn, cứu hộ – Siêu thị PCCC

Khái niệm phương tiện cứu nạn cứu hộ trong PCCC

     Trong công tác cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở, phương tiện cứu nạn, cứu hộ là những phương tiện có tác dụng phục vụ, hỗ trợ và giúp cho cán bộ chiến sỹ, đội viên đội PCCC cơ sở … làm công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ của mình, đó là nhiệm vụ cứu hộ và cứu nạn.

phương tiện cứu hộ cứu nạn

phương tiện cứu hộ cứu nạn

 

     Theo Thông tư số 65/2013/TT-BCA thì cứu nạn – cứu hộ được hiểu là: Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp tư vấn, biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.

      Như vậy, phương tiện cứu nạn, cứu hộ là những phương tiện được sử dụng cho các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, cũng như các hoạt động cứu phương tiện tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm.

Sự cần thiết phải trang bị các phương tiện cứu nạn, cứu hộ PCCC

Một số tình huống thường gặp trong công tác cứu nạn, cứu hộ PCCC

Một số tình huống thường gặp trong công tác cứu nạn, cứu hộ PCCC

Một số tình huống thường gặp trong công tác cứu nạn, cứu hộ PCCC

     Nhìn chung, các tình huống cứu hộ cứu nạn hiện nay có thể gặp trên cả đất liền hay dưới nước, và chủ yếu là các tình huống sau đây :

     – Sự cố cháy, nổ: cháy nổ là sự cố xảy ra tương đối nhiều, và có thể để lại nhiều hậu quả, ví dụ như làm sụp đổ công trình dẫn đến có người bị nạn mắc kẹt trong đó. Quá trình cháy sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm cháy có tính độc hại (khói, khí độc, v.v…) và nó có thể ảnh hưởng và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người…Ngoài ra, trong một số vụ cháy nhà cao tầng thì việc thoát nạn của những người bị mắc kẹt trong đó cũng rất khó khăn và nguy hiểm, có nhiều trường hợp người bị nạn đã nhảy từ trên các tầng cao xuống thẳng mặt đất mà không hề có bất kì một phương tiện trợ giúp nào, do đó thương vong là điều không thể tránh khỏi .

     – Tình huống xảy ra tai nạn trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt: Lao động và sản xuất là các hoạt động diễn ra thường ngày, các tai nạn có thể xảy ra trong lao động sản xuất có thể là vì lí do rủi do hay là do người lao động không sử dụng thành thạo, vận hành máy móc thiết bị không đúng quy trình, v.v…

      Trong các tai nạn đó thì có thể có tai nạn nhẹ và cũng có những tai nạn được coi là nặng, với những trường hợp phức tạp thì việc khắc phục sự cố cũng như là việc thực hiện nhiệm vụ cứu hộ và cứu nạn là rất khó khăn.

     – Sự cố tai nạn do các yếu tố thiên nhiên: tình huống xảy ra tai nạn, sự cố dưới nước cũng xảy ra tương đối nhiều, đó là các trường hợp như người bị rơi xuống sông, xuống biển và bị đuối nước, nếu như không được cứu vớt kịp thời thì người đó có thể sẽ gặp nguy hiểm về tính mạng. Ngoài ra còn có các tai nạn khác trên biển , ví dụ như các sự cố tràn dầu, các vụ thuyền bị lật, thuyền đâm vào nhau, v.v…

    – Tình huống có người bị mắc kẹt trong nhà, công trình bị sập đổ hoặc có người bị vật nặng, cây cối đổ đè lên: núi lửa động đất, các dư chấn, địa chấn hay là các tác động khác đều có thể là nguyên nhân dẫn đến nhà và công trình bị sụp đổ. Phần lớn các trường hợp này đều xảy ra bất ngờ, không được báo trước, do đó người dân sẽ rơi vào tình trạng bị động, một số sẽ không kịp thoát ra ngoài khi nhà và công trình bị sụp đổ hay là người bị vật nặng cây cối đè lên thì việc tổ chức cứu người bị nạn là rất khó khăn, đặc biệt nếu như không có sự trợ giúp của các phương tiện cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng.

     – Tình huống có người bị mắc kẹt trên các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt bị sự cố, tai nạn : khi các phương tiện tham gia giao thông không may gặp các sự cố như bị đâm vào nhau, hay bị lật hoặc bị các vật nặng đè vào có thể khiến cho nạn nhân bị mắc kẹt lại bên trong các phương tiện đó.

 

Tình huống có người bị mắc kẹt ở trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm…

   – Tình huống có người bị vùi lấp do sự cố sạt lở đất đá.

   – Tình huống có người bị tai nạn do sự cố rò rỉ hóa chất độc hại, khói, khí độc , chất phóng xạ.

    -Cứu nạn, cứu hộ là một công việc rất nặng nhọc và khó khăn, đặc biệt nếu như thiếu các phương tiện cứu nạn, cứu hộ. Trong thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn, sự cố xảy ra, khi đó mặc dù lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ thì có rất nhiều nhưng do phương tiện  thiếu thốn nên mọi hoạt động cứu hộ và cứu nạn gần như không có hiệu quả.

     Khi xảy ra cháy nhà và công trình có kết cấu khung vì kèo sắt, mái lớp tôn, nếu có những phương tiện cứu nạn, cứu hộ ( như thiết bị phá dỡ thủy lực máy cắt kim loại xe cứu hộ ,v.v…), thì công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều và hậu quả do cháy gây ra cũng được giảm xuống mức thấp nhất .Ví dụ,với các tấm tôn bị sụp đổ, các xe cứu hộ hiện đại sẽ tiếp cận để cắt, kẹp, cẩu các tấm tôn nhấc ra xa. Lúc này lực lượng chữa cháy chỉ việc tập chung phun nước vào điểm cháy, đám cháy sẽ nhanh chóng được khoanh vùng và bị dập tắt.

     Trong các vụ tai nạn phương tiện giao thông cơ giới, một số vụ dẫn tới xe ô tô bị biến dạng, người bị nạn bị mắc kẹt lại trong xe và không thể đưa người bị nạn ra được. Khi đó phải nhờ đến các phương tiện cứu nạn ,cứu hộ để cắt phá ô tô thì mới có thể đưa người bị nạn ra nơi an toàn được.

     Như vậy, việc trang bị phương tiện cứu nạn, cứu hộ là rất cần thiết với lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ. Lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nếu như không được trang bị các phương tiện cứu nạn, cứu hộ. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ càng được trang bị nhiều, đặc biệt là khi có các phương tiện hiện đại, với kĩ thuật và sức của những người làm công tác cứu nạn, cứu hộ, nhiệm vụ cứu hộ và cứu nạn sẽ được hoàn thành với hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể .

    Mặt khác, trong Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an đã quy định rõ ranh mục các phương tiện cứu nạn, cứu hộ phải trang bị cho các lực lượng làm công tác PCCC & CNCH, trong đó có lực lượng PCCC cơ sở. Vậy, việc trang bị các phương tiện cứu nạn, cứu hộ không chỉ là sự cần thiết phải trang bị theo cơ sở lý luận mà điều này còn được quy định trong văn bản pháp luật về PCCC & CNCH hiện hành ở Việt Nam.

 

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114