Các biện pháp phòng cháy trong quá trình sơn tĩnh điện

Đặc điểm nguy hiểm cháy của sơn tĩnh điện và Các biện pháp phòng cháy

 

      Bản chất của biện pháp sơn này như sau: sơn được phun dưới dạng mù trong điện trường có điện áp cao, các hạt sơn bị tích điện được hút bởi các điện cực dương hoặc chi tiết đã tích điện và bám dính trên đó, tạo thành bề mặt nhẵn đều với lượng sơn tiêu thụ ở mức thấp nhất.

Các biện pháp phòng cháy trong quá trình sơn tĩnh điện

Các biện pháp phòng cháy trong quá trình sơn tĩnh điện

      Thành phần chính của thiết bị sơn tĩnh điện bao gồm: thiết bị nắn dòng điện cao áp, buồng sơn, vòi phun sơn, buồng sấy, thiết bị điều khiển và hệ thống thông gió.

      Thiết bị nắn dòng dùng để tạo dòng điện một chiều có điện áp cao khoảng 130 KV thường là vật liệu bám dẫn selen hoặc điốt nắn dòng. Cực dương của bộ nắn dòng được tiếp đất và nối với vật cần sơn, còn cực âm nối với vòi phun. Thiết bị được điều khiển từ xa.

      Khi sơn tĩnh điện, vecni hoặc sơn có thể được phun tạo mù nhờ vòi phun có sự trợ giúp của khí nén, lực điện cơ hoặc tĩnh điện. Nhược điểm cơ bản của vòi phun có sự trợ giúp của khí nén là có một phần sơn bay ngang qua vật liệu cần sơn và một lượng hạt sơn bị dòng khí trong hệ thống thông gió cuốn theo tạo nên hỗn hợp bụi sơn.

      Trường hợp sử dụng vòi phun điện cơ (vòi phun ly tâm), sơn được đưa vào mép biên của chén xoáy với tốc độ 1200 ÷ 2500 vòng/ phút. Sơn được phân tấn và tạo mù do lực ly tâm và lực điện trường. Biện pháp này cho phép giảm đáng kể lượng sơn hao phí.

      Khi phun sơn tạo mù bằng tĩnh điện, người ta sử dụng các khe hở của vòi phun và các hạt sơn được tạo ra từ thành chén chỉ do tác động của lực điện trường. Biện pháp này có hiệu quả khi sơn các bề mặt phẳng có hình dạng không phức tạp.

      Nguy hiểm cháy của sơn tĩnh điện do sơn phun ra dưới dạng tạo sương mù và có điện trường cao áp. Khi sự trao đổi khí không đầy đủ có thể tạo thành môi trường nguy hiểm cháy trong khu vực sơn và hệ thống thông gió. Tia lửa tạo thành khi khoảng cách định sẵn (không nhỏ hơn 1m) giữa bề mặt sơn với vòi phun giảm đi hoặc do điện áp lưới tăng đột ngột có thể làm bốc cháy hỗn hợp cháy. Nguồn nhiệt gây cháy có thể là tia lửa phát sinh tại các mối nối của dây dẫn với máy biến áp, thiết bị tiếp địa, bảng điều khiển và ở một số vị trí khác, nơi cách điện của dây dẫn bị phá huỷ.

 Các biện pháp phòng cháy sơn tĩnh điện

      – Các biện pháp phòng cháy sơn tĩnh điện cần thiết kế và đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động với độ tin cậy cao, loại trừ được khả năng hình thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ.

      – Thể tích không khí hút ra được xác định ứng với vận tốc chuyển động của không khí qua cửa buồng 0,4÷0,5 m/s.

      – Vận tốc chuyển động của không khí trực tiếp từ vùng phun sơn ra ngoài phải đạt 0,2÷0,5 m/s.

      – Cung cấp sơn tự động theo sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị thông gió và thiết bị điện.

      – Các biện pháp phòng cháy sơn tĩnh điện: Có hệ thống khoá chuyền đảm bảo chỉ mở thiết bị điện sau khi quạt gió hoạt động và tự động ngắt khi quạt gió không hoạt động.

      – Có hệ thống khoá chuyền đối với cửa buồng sơn, đảm bảo ngắt điện cao áp và dừng quay của chén xoay trong vòi phun khi cửa này mở, tránh để hơi sơn lọt ra ngoài vào các phòng lân cận.

      – Các biện pháp phòng cháy sơn tĩnh điện: Thiết kế nút “stop” đảm bảo ngắt hoàn toàn thiết bị sơn khỏi mạng điện khi gặp sự cố hoặc hư hỏng.

Bài viết liên quan:

Chat
. 0984 957 114